Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ý tưởng về thuế lợi nhuận siêu ngạch đối với dầu và khí đốt đang nhận được sự ủng hộ

Khi Liên minh châu Âu đưa ra thuế đánh trên lợi nhuận siêu ngạch (windfall tax), khu vực này đang gây áp lực lên những nơi khác trên thế giới để làm điều tương tự. Vương quốc Anh có thể đã đánh thuế các công ty dầu khí để trợ cấp cho các hóa đơn năng lượng đang tăng của người tiêu dùng, nhưng E.U. đang tiến thêm một bước nữa bằng cách lập kế hoạch cải cách toàn bộ thị trường năng lượng. Tuy nhiên, các cường quốc khác trên thế giới, chẳng hạn như Hoa Kỳ, đã tránh đánh thuế các công ty năng lượng, thay vào đó chuyển sang kêu gọi ngành dầu khí tăng sản lượng khi ngành này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lớn và giá tăng cao. Vẫn còn phải xem liệu Chính quyền Biden có bị ảnh hưởng bởi các chính sách của Châu Âu hay không.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo trong một tuyên bố vào ngày 14 tháng 9 rằng E.U. đã có kế hoạch khởi động một cuộc “cải cách sâu sắc và toàn diện” thị trường điện. Bà giải thích rằng thị trường hiện tại được tổ chức theo thứ tự uuw tiên và không phù hợp với mục đích. Theo bà Von der Leyen nói: “Người tiêu dùng nên thu được hưởng lợi từ năng lượng tái tạo giá rẻ. Vì vậy, chúng ta phải tách sự thống trị của giá khí đốt đối với giá điện.”

Trong bài phát biểu, bà von der Leyen đã nêu rõ quan điểm của mình đối với ngành dầu khí, cho rằng lợi nhuận của họ đã quá cao trong thời kỳ khan hiếm năng lượng, giá dầu khí cao và chi phí tiêu dùng tăng. Bà nêu bật các biện pháp thị trường đã lỗi thời. Ví dụ, tiêu chuẩn trên thị trường khí đốt vẫn xoay quanh khí đốt đường ống, thay vì khí đốt tự nhiên hóa lỏng đang phổ biến hơn. Bà đề xuất, những cơ chế cổ xưa này phải được giải quyết để phản ánh thực tế của thị trường.

Thế giới đã phải đối mặt với sự biến động năng lượng ngày càng tăng trong những tháng gần đây, sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và các lệnh trừng phạt sau đó được áp đặt đối với dầu khí của Nga. Điều này đã khiến giá năng lượng tăng cao khi chính phủ các nước tranh nhau tìm nguồn năng lượng khác để thiết lập quan hệ đối tác thương mại mới. Tuy nhiên, một ngành tiếp tục thu được lợi nhuận từ sự khan hiếm năng lượng và chi phí tiêu dùng tăng cao chính là ngành dầu khí.

Đầu năm nay, Chính phủ Vương quốc Anh thông báo sẽ áp thuế ‘windfall tax’ đối với các công ty dầu khí hoạt động tại đây để giảm bớt áp lực lên người tiêu dùng. Đảng Lao động đã đề xuất mức thuế như vậy từ rất sớm, cho thấy chính phủ có thể huy động 1,3 tỷ đô la để trợ giá cho người tiêu dùng cho các hóa đơn năng lượng của họ. Bộ trưởng Tài chính Exchequer Rishi Sunak đã đồng ý đưa ra mức thuế lợi nhuận siêu ngạch năng lượng (EPL) vào tháng 5, để đánh thuế thu nhập của các công ty dầu khí - vốn đã có thu nhập tăng đáng kể trong những tháng gần đây. EPL có thể được áp dụng cho đến cuối năm 2025 và nhằm mục đích huy động 5,43 tỷ đô la như một phần của gói hỗ trợ người tiêu dùng lớn hơn 16,3 tỷ đô la.

Vào thời điểm đó, thuế lợi nhuận siêu ngạch của Anh dường như có tính đột phá trong một thế giới liên tục hỗ trợ ngành công nghiệp dầu khí siêu giàu. Nhưng bây giờ, E.U. có kế hoạch thay thế EPL của Anh bằng cách kiềm chế hơn nữa quyền lực và sự giàu có của các tập đoàn dầu khí. Các Bộ trưởng EU đã gặp nhau trong tháng này để thảo luận về một kế hoạch gồm 5 điểm gồm kiềm chế giá khí đốt của Nga, áp dụng thuế lợi nhuận siêu ngạch đối với các công ty nhiên liệu hóa thạch, hạn chế doanh thu năng lượng tái tạo và hạt nhân, giảm 5% sử dụng năng lượng trong giờ cao điểm, và cung cấp hạn mức tín dụng khẩn cấp cho các công ty năng lượng. Kế hoạch này nhanh chóng vấp phải sự phản đối của Tổng thống Nga Putin, người đe dọa sẽ cắt nguồn cung năng lượng còn lại của nước này tới châu Âu.

Bà Von der Leyen nhấn mạnh rằng “thật là không đúng khi thu được những khoản doanh thu kỷ lục bất thường và hưởng lợi từ chiến tranh cũng như từ phía người tiêu dùng, trong những thời điểm này, lợi nhuận phải được chia sẻ và chuyển đến những người cần nó nhất”. Mục tiêu bây giờ là tăng 139,8 tỷ đô la tiền thuế từ các công ty nhiên liệu hóa thạch để phân chia giữa các quốc gia thành viên nhằm hỗ trợ hóa đơn năng lượng tiêu dùng đang tăng.

Mặc dù đóng vai trò là người đi đầu trong việc đưa ra các loại thuế đánh trên lợi nhuận siêu ngạch, nhưng có vẻ như Anh sẽ không mở rộng luật đối với các công ty dầu khí hơn nữa. Thủ tướng mới của Anh, bà Liz Truss, tuyên bố bà phản đối việc gia hạn thuế lợi nhuận siêu ngạch, và cho biết "Tôi tin rằng việc các công ty ngừng đầu tư vào Anh ngay khi chúng tôi cần phát triển nền kinh tế là điều sai lầm".

Tuy nhiên, một số cường quốc trên thế giới đã tránh trừng phạt ngành dầu khí vì đã thu lợi hoàn toàn từ chi phí năng lượng cao. Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã nhiều lần kêu gọi các công ty dầu khí trong nước tăng cường sản xuất để giúp cải thiện an ninh năng lượng của khu vực và giảm chi phí. Tuy nhiên, ông đã không thúc đẩy việc đánh thuế lợi nhuận siêu ngạch đối với các công ty dầu khí, và có rất nhiều sự phản đối ở Hoa Kỳ đối với một động thái như vậy. Khi E.U thực hiện một bước quan trọng như vậy để hỗ trợ phần nào cho người tiêu dùng đang đối mặt với các hóa đơn năng lượng cao hơn đáng kể, thì áp lực đối với Biden và các nhà lãnh đạo thế giới khác phải làm điều gì đó tương tự sẽ tăng lên.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM