Đúng như dự đoán, hai nhà lãnh đạo OPEC Saudi Arabia và UAE đã đạt được cái gọi là giải pháp cho cuộc xung đột hạn ngạch xuất khẩu hiện nay. Trong hai tuần qua, thị trường dầu mỏ toàn cầu bị sốc bởi lập trường cứng rắn của Abu Dhabi, yêu cầu hạn ngạch sản xuất cao hơn. Các nguồn tin OPEC hiện đã tuyên bố cả hai nước đã đạt được thỏa thuận về sản xuất.
Ngay cả khi những phản ứng đầu tiên đối với cái gọi là thỏa thuận này bao gồm mức sản xuất cơ sở cao hơn cho UAE là tích cực, thì thực tế thỏa thuận này không hơn gì một giải pháp tạm thời. Các quan chức ở nhiều quốc gia nhập khẩu dầu đang hy vọng rằng thỏa thuận sẽ giúp hạ nhiệt giá dầu đang tăng cao.
Các bản tin của Reuters cho thấy Riyadh đã đồng ý với yêu cầu của Abu Dhabi về việc nâng mức sản lượng cơ sở lên 3,65 triệu thùng/ngày khi hiệp ước hiện tại hết hạn vào tháng 4 năm 2022, theo nguồn tin. Mức cơ sở hiện tại của UAE là khoảng 3,17 triệu thùng/ngày.
Với động thái này, Riyadh có vẻ sẽ giữ nguyên thỏa thuận OPEC + hiện tại, đồng thời nhân nhượng với Abu Dhabi để đi đến một tình huống đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, mức cơ sở sản xuất cao hơn sẽ chỉ được thực hiện vào tháng 4 năm 2022, và còn cách một khoảng khá xa so với mức 3,8 triệu thùng/ngày được yêu cầu hiện tại. Về cả hai phía, những phản ứng đầu tiên sẽ là tích cực, cho thấy mối quan hệ giữa Riyadh-Abu Dhabi-Moscow đang được đổi mới, cho thị trường thấy rằng OPEC không hướng tới khả năng đổ vỡ hoặc sụp đổ. Nó cũng cho thấy việc các nhà phân tích cho rằng Abu Dhabi sẽ rời OPEC là quá nóng vội để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, sự bất an về hạn ngạch sản xuất có thể vẫn tồn tại ở UAE và xung đột có thể bùng phát trở lại vào cuộc họp OPEC + tiếp theo.
Cuộc tranh cãi cao độ giữa Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman và Thái tử Abu Dhabi Mohammed bin Zayed vẫn chưa kết thúc, thay vào đó, nó chỉ bị gạt sang một bên vào lúc này. Đối với cả hai bên, thị trường dầu (và khí đốt) đầy biến động không phải là mục tiêu, vì cả hai đều theo đuổi một kịch bản ổn định trong đó giá cả ở mức có thể chấp nhận được cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
OPEC cũng muốn tiếp tục sự hợp tác mạnh mẽ trong tổng thể vào những năm qua, vì các nước ngoài OPEC, đặc biệt là Nga và các nước Liên minh Xô viết cũ (FSU) đang bắt đầu không hài lòng về mức sản xuất và xuất khẩu. Các công ty Nga chắc chắn sẵn sàng tăng trước, đưa thêm khối lượng vào thị trường để đạt được lợi nhuận vào lúc này. Một số nhà sản xuất OPEC khác, trong đó có Iraq cũng không hài lòng về việc bỏ lỡ doanh thu hoặc thị phần cao hơn do các chính sách của OPEC.
Với việc đối mặt với tác động kinh tế do COVID-19, tỷ lệ thất nghiệp cao và mối đe dọa từ các chính sách chuyển đổi năng lượng ở EU và OECD đang diễn ra, ngày càng nhiều quốc gia muốn đẩy nhanh việc kiếm tiền từ các nguồn hydrocacbon của mình. Cuộc tranh cãi giữa UAE và Ả Rập Xê Út chỉ là một dấu hiệu cho nhiều vấn đề trong tương lai trong nội bộ OPEC. Dù cho các nhà phân tích đang nói gì, MBS và MBZ có thể đang tranh cãi về nhiều vấn đề, nhưng dầu khí vẫn là yếu tố ràng buộc đối với việc ra quyết định và hợp tác. Ả Rập Xê-út cũng biết việc tiếp tục đầu tư để tăng công suất sản xuất của Abu Dhabi, với mục tiêu tăng lên khoảng 5 triệu thùng/ngày vào năm 2030.
Việc tăng năng lực sản xuất có thể sẽ trở thành một điểm gây tranh cãi trong OPEC trong vài năm tới. Hiện nay, ADNOC Offshore đã giao các hợp đồng khoan dầu cho Schlumberger, ADNOC Drilling và Halliburton, nhắm vào các dịch vụ không cần giàn khoan tích hợp trên sáu hòn đảo nhân tạo của ADNOC Offshore ở các mỏ Upper Zakum và Satah Al Razboot. Các khoản đầu tư của ADNOC cho đến năm 2025 được đề ra ở mức 122 tỷ USD cho các dự án tăng trưởng, bao gồm cả việc nâng công suất sản xuất dầu lên 5 triệu thùng/ngày vào năm 2030 từ khoảng 4 triệu thùng/ngày ở mức hiện tại.
Bên cạnh đó, OPEC + cũng đang theo dõi các diễn biến từ đá phiến Mỹ. Cho đến nay, giá dầu cao hơn không thúc đẩy đáng kể sản lượng dầu đá phiến, nhưng điều này có thể thay đổi nếu giá tăng cao hơn nữa. Giá dầu 75-80 USD là đủ cao để hầu hết các hãng khoan có thể sản xuất thương mại trữ lượng của họ.
Điều cuối cùng OPEC muốn là một làn sóng dầu đá phiến mới của Mỹ trên thị trường. Môi trường thị trường hiện tại, ngay cả với một Abu Dhabi hiếu chiến hơn, là quá tốt để các nhà sản xuất Ả Rập và Nga có thể phá hủy. Các yếu tố bên ngoài như biến thể COVID-19 Delta và việc nhập khẩu dầu của Trung Quốc đang chậm lại cũng đang được đánh giá. Thỏa thuận Xanh châu Âu được trình bày hiện nay vẫn không được coi là một yếu tố phá vỡ thỏa thuận lớn, khi nhìn vào điểm yếu nội bộ của Liên minh châu Âu và thiếu tốc độ thực hiện nói chung. Với tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu đang tăng lên và nhu cầu dầu mỏ đang gia tăng, vẫn còn dư địa để sản xuất nhiều hơn, nhưng những xung đột mới trong OPEC và các chiến lược sản xuất khác nhau đang diễn ra.
Nguồn tin: xangdau.net