Giá dầu thế giới tăng vọt nhanh chóng do căng thẳng ở Trung Đông hôm thứ Hai, nhưng sau đó đảo ngược chiều, với dầu Brent đạt mức 49,17 USD/thùng. Sputnik Radio đã có buổi nói chuyện với Greg McKenna, chuyên gia chiến lược thị trường tại nhà cung cấp dịch vụ CFD và FX, AxiTrader để hiểu cách mà ngoại giao khu vực có thể ảnh hưởng đến giá dầu và khí đốt thế giới.
Qatar là một trong những nước thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), do đó căng thẳng ngoại giao chưa từng thấy giữa Doha và Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất và Bahrain, dẫn đến cắt đứt mọi mối quan hệ với nước này, đã thu hút sự chú ý của thế giới vào khu vực sản xuất dầu này, gây ra những cú sốc trong các thị trường dầu mỏ.
Sự căng thẳng không ảnh hưởng đến nguồn cung dầu, nhưng nó tạo ra nguy cơ bị gián đoạn trong xuất khẩu nguyên liệu thô từ khu vực này.
Sản lượng dầu của Qatar là một trong những nguồn cung nhỏ nhất của OPEC, nhưng các chuyên gia cho rằng tình hình này có thể ảnh hưởng đến thỏa thuận cắt giảm sản xuất nhằm hỗ trợ giá cả toàn cầu.
Các chuyên gia cũng nói rằng các nhà đầu tư vốn đang nghi ngờ về năng lực của OPEC trong việc duy trì sự cân bằng trong thị trường dầu, trong khi giá dầu thô vẫn chịu áp lực và sản lượng dầu ở Mỹ đang tăng lên.
Sputnik Radio đã thảo luận vấn đề này với Greg McKenna, chiến lược gia thị trường của nhà cung cấp dịch vụ CFD và FX, AxiTrader.
"Đó là một cơ địa chấn địa chính trị rất đáng quan tâm, đang diễn ra với sự hiện diện của Tổng thống Trump ở khu vực này và chiếc nối bị phá vỡ với Saudi, và chúng ta cần phải xem xét trong bối cảnh này. Và cuộc chiến proxy giữa Iran và Saudi đang tiến lên cấp độ tiếp theo," ông nói với Sputnik.
"Tôi nghĩ rằng Iran, Saudi Arabia, Qatar và bất kỳ thành viên nào của OPEC sẽ cố gắng và duy trì sản xuất bởi vì tình hình khó khăn của tất cả các quốc gia này đã bị khủng hoảng mười hai tháng trước và nó chỉ bắt đầu được sửa chữa trong suốt 1 úy của năm," chuyên gia này nói thêm.
"Sự sụt giảm của giá dầu phản ánh thực tế: dường như chúng ta đang ở trong thị trường dầu giá xuống vào thời điểm mà thương mại đang đặt câu hỏi về khả năng của OPEC sẽ đạt được các mục tiêu của mình hay không. Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Khalid Al-Falih cuối tuần trước đã nói rằng có thể họ sẽ nhóm họp trở lại vào tháng 7 với mức giới hạn sản xuất hơn nữa. Nhưng thị trường dường như cảm giác rằng tất cả những gì nhóm này thực sự làm là mở đường cho sản xuất nhiều hơn ở Bắc Mỹ và đặc biệt là dầu đá phiến của Mỹ," ông Greg McKenna nhận định.
Chuyên gia này cũng bình luận về bất đồng này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự cân bằng quyền lực trong OPEC.
"Đó là một vấn đề về tình huống thực tế giữa Saudi và các nước còn lại trong mối liên hệ với cuộc chiến đang diễn ra giữa hai siêu cường Trung Đông là Iran và Saudi Arabia và liệu nó có trở thành một cái gì đó lớn hơn. Lúc này nó phát đi tín hiệu sẽ không mở rộng hơn đó là lý do tại sao dầu đã đảo ngược chiều từ mức cao trong thị trường châu Á.”
Chuyên gia này nói rằng Qatar không phải là nền kinh tế hoặc là quốc gia lớn nhất trong khu vực vì vậy những đáp trả của Qatar sẽ không ảnh hưởng đến khu vực này nhiều, nếu có.
Cũng rất khó có thể để Iran sẽ bước vào và đối đầu với bốn quốc gia ban đầu đã cắt đứt mối quan hệ với Qatar, để bảo vệ Doha, nước này bản thân đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ trong các cuộc bầu cử tổng thống gần đây.
Nguồn: xangdau.net