Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xung đột Mỹ-Iran có thể có tác động hạn chế giá dầu, nhưng các chính sách an ninh SPR không rõ ràng

 

Một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran khó có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể, kéo dài của giá dầu, nhưng sự không chắc chắn về chính sách Dự trữ Dầu khí Chiến lược SPR của chính quyền Trump và tình trạng bảo vệ các tuyến đường vận chuyển của Mỹ cho thấy một vấn đề không tiên đoán đối với thị trường này, theo một nghiên cứu.

Báo cáo, được phát hành hôm thứ Năm tuần trước bởi Trung tâm Chính sách Năng lượng mới Mỹ và Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, đã xem xét ba khả năng cho một cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran.

Thứ nhất, một sự gia tăng lớn trong các cuộc tấn công của Iran vào tàu chở dầu ở Vịnh Ba Tư và Vịnh Ô-man, tương tự như Cuộc chiến Tàu chở dầu những năm thập niên 1980, sẽ gây ra những tác động nhỏ, ngắn hạn đối với nguồn cung, và gây ra những đột biến ngay lập tức, nhưng hạn chế lên giá dầu.

Thứ hai, sự gia tăng các cuộc tấn công của Iran vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở Saudi và UAE, như cuộc tấn công Abqaiq ngày 14 tháng 9, có thể gây ra tổn thất nguồn cung 5,5 triệu thùng/ngày, kéo dài trong hai năm và giá dầu ngay lập tức tăng đột biến lên mức 90 usd/thùng đến 120 usd/thùng, nghiên cứu cho biết. Sự tăng đột biến đó có thể cũng sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì giá sẽ trở về mức 65 usd/thùng đến 75usd/thùng trong vòng một năm, theo nghiên cứu.

Kịch bản thứ ba, một sự leo thang lớn giữa Mỹ và Iran sẽ bao gồm thiệt hại lớn đối với cơ sở hạ tầng năng lượng của Saudi và UAE và làm đóng cửa eo biển Hormuz, sẽ gây ra tổn thất 24,8 triệu thùng/ngày, khoảng một phần tư nguồn cung của thế giới và giá tăng ngay lập tức lên 175 usd/thùng đến 200 usd/thùng. Trong vòng một năm, giá sẽ giảm trở lại phạm vi 80 usd/thùng đến 100 usd/thùng, báo cáo nêu rõ.

Nhưng báo cáo nói rằng kết quả này, hoặc bất kỳ điều gì sẽ có tác động đáng kể đến giá cả, vẫn cực kỳ khó có thể xảy ra.

“Mặc dù có những kịch bản thảm khốc này, một kết luận chính từ phân tích của các tác giả là tác động đến giá dầu từ cuộc khủng hoảng Mỹ-Iran ở Vịnh [Ba Tư] rất quan trọng nhưng có khả năng bị các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách đánh giá quá cao về khả năng đóng cửa [ Eo biển Hormuz] như một nguồn đòn bẩy chính,” báo cáo nêu ra. “Chỉ có những kịch bản cực đoan hơn mới thấy sự thay đổi mạnh mẽ của giá dầu, và trong những kịch bản đó, những lo ngại đáng kể về an ninh và phản ứng của công chúng cũng sẽ được nhìn thấy.”

Các tác động của căng thẳng leo thang, báo cáo kết luận, sẽ là chi phí quân sự, không phải chi phí năng lượng.

“Ngay cả trong các kịch bản ít leo thang, nhiều khả năng, Mỹ sẽ buộc phải triển khai dài hạn một số lượng lớn tài sản hàng không và hải quân duy trì ở Trung Đông trong nhiều năm với chi phí hàng tỷ đô la,” báo cáo nói.

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng các giả định chính về giá dầu phụ thuộc vào Mỹ vừa đang tiếp tục cam kết kéo dài hàng thập kỷ để bảo vệ dòng năng lượng qua Trung Đông và đáp ứng các cam kết với Cơ quan Năng lượng Quốc tế để tung dầu khuẩn cấp từ SPR. Với Tổng thống Trump, báo cáo nêu rõ, cả hai giả định này đều có thể chứng minh sai, một viện cảnh thay đổi chính sách của Mỹ, cuối cùng có thể làm tăng giá và tác động nguồn cung của bất kỳ cuộc xung đột nào với Iran.

“Không có quốc gia nào khác có ý chí hoặc khả năng quân sự để đóng vai trò đó nếu Mỹ tránh xa vai trò truyền thống này,” theo báo cáo. “Mặc dù có khuynh hướng  bị cô lập ở Mỹ và thái độ của Tổng thống Trump rằng Mỹ nên ngừng bảo đảm quốc phòng cho các đồng minh của mình, có thể hình dung rằng ông có thể chọn không phản ứng trong các loại kịch bản được mô tả hoặc ông có thể yêu cầu các nước phụ thuộc nhiều nhất vào dầu mỏ thương mại từ vùng Vịnh - đáng chú ý nhất là Trung Quốc - thay vào đó.”

Tương tự, với một đợt hợp tác tung dầu khuẩn cấp  quốc tế, Trump, “có thể yêu cầu nhượng bộ thương mại từ Trung Quốc hoặc yêu cầu Nhật Bản và Hàn Quốc trang trải chi phí liên quan đến cuộc xung đột quân sự với Iran trước khi tung ra dầu dự trữ từ SPR,” theo báo cáo.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM