Các nhà buôn dầu đang sai lầm. Trang cãi giữa Qatar và Saudi là triển vọng, chứ không phải trì trệ, đối với giá dầu. Ít nhất về lâu dài, vì nó thay đổi địa chính trị của thị trường dầu mỏ.
Các nhà kinh doanh dầu cho rằng vụ tranh cãi giữa Qatar và các đồng minh, với Saudi Arabia và các đồng minh, là sự trì trệ đối với thị trường dầu. Vì một lý do đơn giản: nó làm suy yếu hiệp ước thu hẹp sự tăng trưởng cung dầu của OPEC gần đây. Đó là lý do tại sao dầu đã đhướng xuống phạm vi 40-45, sau vụ phong tỏa Qatar của Saudi Arabia và các đồng minh của vương quốc này.
Nhưng đó là viễn cảnh nhỏ. Viễn cảnh lớn chính là sự đụng độ trực tiếp giữa hai kẻ thù cũ, có thể thay đổi địa chính trị của khu vực. Bất kỳ cuộc xung đột nào trong eo biển Hormuz cũng dẫn đến một cuộc chiến trực tiếp giữa Saudi Arabia và UAE ở một phía và Iran ở phía bên kia sẽ làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu từ các quốc gia vùng Vịnh đến châu Á và các điểm đến khác.
Và Mỹ hầu như sẽ không thể làm gì để chấm dứt chiến tranh, bởi vì nước này không còn là nhà bảo đảm nguồn cung dầu chảy đến các nước như Trung Quốc - vốn đang thách thức ưa thế của Mỹ Hoa Kỳ ở Biển Đông và các nơi khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, và sự gián đoạn nguồn cung dầu ở Trung Đông sẽ giúp biến nước này trở thành một nước xuất khẩu dầu lớn.
Tương tự, Nga có thể đi cùng với kịch bản này, vì giá dầu cao hơn sẽ có lợi cho các nhà sản xuất dầu của nước này.
Một nghịch lý chinh là một cuộc chiến trực tiếp cũng sẽ đem lại lợi ích cho Saudi Kingdom - giá dầu cao hơn sẽ mở đường cho việc IPO của Aramco.
Trên thực tế, Saudi Arabia và Iran không cần phải đi đến một cuộc chiến toàn diện để đưa dầu trở lại mức 60 USD, hoặc thậm chí cao hơn, chỉ trong vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Tất cả chỉ cần là một "tai nạn", chẳng hạn như một hoặc hai tàu chở dầu bị chìm, để thúc đẩy tâm lý lạc quan.
Và sau đó khúc nhạc sẽ bắt đầu, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ, những nhà sản xuất cần giá dầu cao để duy trì lợi nhuận.
Nguồn: xangdau.net