Mỏ dầu Khafji được đồng sở hữu bởi Ả Rập Saudi và Kuwait dự kiến sẽ khôi phục xuất khẩu dầu khoảng 110.000 thùng mỗi ngày trong tuần tới, sau gần một tháng tạm dừng do hỏa hoạn, một nguồn thạo tin nói với Bloomberg hôm thứ Tư.
Mỏ dầu Khafji được đồng sở hữu bởi hai trong số những nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Trung Đông là Ả Rập Saudi và Kuwait.
Mỏ này nằm trong Vùng trung lập được phân vùng (PNZ) và đã không xuất khẩu dầu thô kể từ ngày 10 tháng 8, khi một ngọn lửa bùng lên.
Tháng trước, Khafji Joint Operations (KJO), công ty liên doanh vận hành mỏ này, cho biết một “đám cháy hạn chế” đã bùng phát vào ngày 10/8 tại khu vực lò sưởi khử muối. Công ty cho biết thêm không có thương tích hay phát thải khí độc.
Theo nguồn tin giấu tên của Bloomberg, kể từ khi xuất khẩu từ mỏ dầu này bị tạm dừng, Kuwait đã bù đắp 110.000 thùng/ngày bằng các lô hàng thuộc loại khác của Kuwait.
Khu vực trung lập được phân vùng (PNZ) được thành lập giữa Ả Rập Saudi và Kuwait vào năm 1922 để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Theo ước tính của EIA và Tạp chí Dầu khí, khu vực rộng 6.200 dặm vuông chứa 5 tỷ thùng dầu và 1 nghìn tỷ feet khối (Tcf) khí đốt tự nhiên.
Sau khi phát hiện ra dầu tại Wafra vào những năm 1950, Ả Rập Saudi và Kuwait đã đồng ý sở hữu chung các nguồn tài nguyên dầu khí của khu vực. Nguyên tắc chia sẻ tài nguyên giữa hai quốc gia vẫn được duy trì, ngay cả sau khi hai nước giải quyết ranh giới quốc tế vào năm 1969.
Sau tranh chấp kéo dài 5 năm, Ả Rập Saudi và Kuwait đã khởi động lại hoạt động sản xuất dầu từ mỏ dầu Khafji và một mỏ lớn khác là Wafra ở PNZ vào năm 2020.
Năm ngoái, sản lượng dầu từ PNZ đã tăng lên mức trung bình 300.000 thùng/ngày, Kuwait và Ả Rập Saudi chia đều sản lượng và doanh thu này, theo dữ liệu do EIA tổng hợp.
Nguồn tin: xangdau.net