Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xuất khẩu dầu từ các cảng biển Baltic của Nga có thể giảm 20% do lệnh trừng phạt

Xuất khẩu loại dầu thô Urals hàng đầu của Nga từ các cảng Biển Baltic có thể sẽ giảm xuống còn khoảng 5 triệu tấn trong tháng này từ 6 triệu tấn hồi tháng 11, do lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga và mức trần giá của phương Tây, theo tính toán của Reuters. Một số ước tính đã dự đoán con số này có thể giảm xuống mức thấp nhất là 4,7 triệu tấn.

Mức trần giá 60 USD/thùng do Liên minh châu Âu, các quốc gia G7 và Australia đưa ra cho phép các nước ngoài EU nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, nhưng cấm các công ty vận tải biển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trừ khi nó được bán với giá dưới 60 USD.

Các thương nhân đã thông tin với Reuters rằng Nga đang gặp khó khăn trong việc chuyển hướng hoàn toàn xuất khẩu dầu Urals từ châu Âu sang các thị trường khác như Trung Quốc và Ấn Độ. Ấn Độ và cũng gặp khó khăn trong việc tìm đủ tàu phù hợp.

Các vấn đề của Nga đã trở nên trầm trọng hơn do tình trạng thiếu trọng tải ngoài phương Tây, nhu cầu vừa phải đối với loại này ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và nền kinh tế xuất khẩu yếu. Thật vậy, Reuters đã đưa tin rằng công ty độc quyền đường ống Transneft của Nga đã không thể lấp đầy một số vị trí tải hàng do thiếu hồ sơ dự thầu từ các nhà sản xuất trong khi các vị trí khác bị hoãn hoặc hủy bỏ. Hiện chỉ có Trung Quốc, Ấn Độ, Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng mua dầu Urals, hiện đang được bán cho các thị trường xuất khẩu với giá thấp hơn chi phí sản xuất chung đã tính thuế địa phương.

Sẽ rất thú vị khi chứng kiến những tác động lâu dài của giới hạn giá đối với ngành năng lượng của Châu Âu và Nga.

Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa Toàn cầu của Citi, Ed Morse, đã phản bác giá trần, cho rằng nó ngớ ngẩn, phi thực tế và khó mang lại hiệu quả trong các thị trường khí đốt khan hiếm vì thị trường khí đốt là toàn cầu và không phân chia thành các quốc gia riêng lẻ, nghĩa là các lực cung và cầu có nhiều khả năng chi phối hơn trong việc xác định giá khí đốt.

Do đó, Morse cho biết mức trần giá có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu, đặc biệt là trong những tháng mùa đông khi nhu cầu cao. Hơn nữa, nhà phân tích hàng hóa này cho rằng việc loại bỏ chuẩn khí đốt tự nhiên trên sàn TTF có khả năng gây ra sự hỗn loạn khi xác định giá khí đốt, đặc biệt nếu các chuẩn hiện có khác thiếu thanh khoản.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM