Chỉ có 40% lượng dầu nhập khẩu đến từ OPEC trong năm 2016
Tỷ trọng của OPEC trong nhập khẩu dầu của Mỹ đã và đang sụt giảm, và đã giảm mạnh trong vài năm gần đây. Vào năm 1990, OPEC đã cung cấp 62% lượng dầu thô tới Mỹ. Tỷ lệ này đã giảm dần cho đến năm 2008 do sản lượng của Canada tăng trưởng và thay thế cho dầu nhập khẩu qua đường biển.
Sau năm 2008, sự kết hợp của cuộc khủng hoảng tài chính với sự bùng nổ trong sản xuất đá phiến của Mỹ đã khiến cho thị phần toàn cầu của OPEC sụt giảm mạnh, giảm xuống còn 36% vào năm 2015. Sản lượng trong nước năm 2016 giảm đã dẫn tới Mỹ nhập khẩu nhiều hơn từ OPEC, nhưng chỉ ở mức 40%, thị phần của OPEC trong nhập khẩu dầu thô Mỹ ở mức thấp thứ hai trong lịch sử.
Sau khi phát hiện ra rằng chiến lược loại bỏ các nhà sản xuất đá phiến Mỹ bằng giá dầu thấp không có tác dụng, những nỗ lực của OPEC để ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu đã trở thành chủ đề tin tức phổ biến trong những tháng gần đây. Những mở rộng cắt giảm sản xuất nhằm mục đích giảm tồn kho toàn cầu, nhưng chưa thành công như mong đợi. Và các báo cáo gần đây cho thấy Saudi Arabia có thể cắt giảm việc vận chuyển dầu đến Hoa Kỳ nhằm cải thiện dữ liệu về hàng tồn kho.
EIA đã lưu giữ hồ sơ đầy đủ về tất cả lượng dầu nhập khẩu vào Mỹ từ năm 1986, tổng hợp dữ liệu về tất cả 91,2 tỷ thùng dầu mà nước này đã nhập khẩu trong 31 năm qua.
Nguồn: EnerCom Analytics
Nguồn: EnerCom Analytics
Nhập khẩu từ từng quốc gia giảm
Saudi Arabia là nhà cung cấp dầu lớn nhất của OPEC tới Mỹ, vận chuyển tổng cộng 14,5 tỷ thùng dầu kể từ năm 1986.
Vương quốc này là nhà cung cấp dầu hàng đầu của Hoa Kỳ, trong số các quốc gia OPEC, trong 23 trong số 31 năm qua. Tuy nhiên, nhập khẩu từ nước này gần đây đã suy giảm, do sản xuất tại Mỹ gia tăng làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Năm 2016, Mỹ chỉ nhập khẩu hơn 400 triệu thùng dầu thô từ Ả-rập Xê-út.
Venezuela là nước cung cấp dầu OPEC quan trọng thứ hai tới Hoa Kỳ, với 11,9 tỷ thùng được gửi đến Mỹ trong 31 năm qua. Dầu nặng của Venezuela đang giảm, có thể sẽ bị thay thế bởi loại dầu nặng tương tự từ Canada. Venezuela cung cấp cho Hoa Kỳ khoảng 271 triệu thùng dầu vào năm 2016.
Nigeria là nước lớn thứ ba trong số các đối tác nhập khẩu dầu OPEC và đã vận chuyển tổng cộng 7,8 tỷ thùng dầu thô kể từ năm 1986. Nhập khẩu từ Nigeria thường là dầu thô nhẹ hơn, tương tự như loại dầu được sản xuất trong hoạt động đá phiến Mỹ. Sự bùng nổ đá phiến và bất ổn trong nước đã nhanh chóng buộc Nigeria rút lại giao dịch dầu mỏ với Mỹ. Năm 2010, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 983 triệu thùng/ngày từ Nigeria. Những chỉ bốn năm sau đó, con số này đã giảm xuống còn 58 triệu thùng/ngày, giảm 94%.
Nguồn: EnerCom Analytics
Chỉ có hai nước trong OPEC cung cấp dầu nặng
Các loại dầu nhập khẩu từ OPEC rất khác nhau giữa các nước trong nhóm. Dầu với trọng lực API thấp hơn 25 thường được định nghĩa là “dầu nặng”, trong khi dầu từ 25 đến 35 là “trung bình” và dầu với trọng lực API trên 35 thường được gọi là “dầu nhẹ.”
Venezuela cung cấp dầu nặng nhất trong số những đối tác giao dịch lớn của Hoa Kỳ, trung bình khoảng 20°API. Ecuador là thành viên duy nhất của OPEC xuất khẩu dầu nặng sang Mỹ, cung cấp khoảng một phần mười lượng dầu mà Venezuela sản xuất ra. Không giống như hầu hết các nước OPEC khác, nhập khẩu dầu của Mỹ từ Ecuador đã tăng dần trong những năm gần đây.
Mỹ cần dầu nặng vì các nhà máy lọc dầu của họ không được thiết lập để xử lý các loại dầu được sản xuất từ đá phiến. Hầu hết các nhà máy lọc dầu của Mỹ được thiết lập để chế biến dầu nặng trước khi sự bùng nổ đá phiến bắt đầu, và vẫn không thay đổi kể từ khi dầu phi truyền thống bắt đầu gia nhập thị trường.
Nguồn: EnerCom Analytics
Hầu hết dầu OPEC đều là loại trung bình
Dầu thô loại trung bình chiếm phần lớn trong nhập khẩu từ các nước thành viên OPEC, với Ả Rập Saudi, Iraq, Angola, Kuwait và Iran cung cấp dầu trung bình.
Phần lớn dầu của Ả Rập Xê út đến từ mỏ dầu khổng lồ Ghawar và một vài mỏ lớn khác, nghĩa là nhập khẩu từ Vương quốc này tương đối ổn định. Hầu hết dầu nhập khẩu từ nước này nằm trong khoảng từ 25° đến 40°API, trung bình dưới 32°API.
Iraq là nước cung cấp dầu loại trung bình lớn thứ hai trong OPEC. Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Iraq bị cắt hoàn toàn vào năm 1991, là kết quả của cuộc chiến vùng Vịnh lần đầu tiên. Lệnh cấm này được duy trì cho đến năm 1997, khi nhập khẩu từ nước này khôi phục trở lại.
Nhập khẩu từ Angola đã giảm dần kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2006, và hiện tại chưa đến một phần ba mức cao nhất đó. Không giống như hầu hết các nước OPEC, nhập khẩu dầu từ Kuwait đã tương đối ổn định trong thập kỷ qua.
Nhập khẩu từ Iran là rất nhỏ, chỉ có một vài lô hàng, tất cả đều trước năm 1992. Những căng thẳng địa chính trị và biện pháp trừng phạt đồng nghĩa với Iran đã vận chuyển số lượng dầu ít thứ hai sang Mỹ trong số các quốc gia OPEC.
Nguồn: EnerCom Analytics
Dầu nhẹ đang bị sức ép
Nhập khẩu dầu nhẹ từ các thành viên OPEC khác gần như đều đi theo cùng một câu chuyện. Trong khi Nigeria là nhà cung cấp dầu nhẹ đáng chú ý nhất, thì Algeria, Libya, Gabon và Qatar cũng sản xuất dầu nhẹ để xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhập khẩu từ hầu hết các nước này đều đạt đỉnh điểm vào khoảng năm 2007, trước khi sự bùng nổ dầu đá phiến thực sự cất cánh. Sản xuất từ các mỏ dầu như Bakken và Permian nhanh chóng làm cho việc nhập khẩu dầu nhẹ không cần thiết và không ai trong số những nước này còn là nhà cung cấp dầu lớn cho Mỹ nữa.
Nguồn: EnerCom Analytics
Các nhà sản xuất đá phiến Mỹ cung cấp dầu rất nhẹ
Ngược lại, sản xuất của Mỹ cho ra nhiều loại dầu thô khác nhau. California và GOM cung cấp dầu nặng, và dầu được nhập khẩu từ cát dầu Canada là dầu nặng. Mặt khác, sản xuất phi truyền thống gần như chỉ cho ra dầu nhẹ.
Nguồn: EnerCom Analytics
Nguồn tin: xangdau.net