Xuất khẩu dầu thô và sản phẩm ngưng tụ của Iran đạt tổng cộng 2,8 triệu thùng/ngày trong tháng 9, gần tương đương với mức đỉnh xuất khẩu năm 2011 trước khi bị áp đặt các lệnh trừng phạt.
Xuất khẩu tăng lên khoảng 2,5 triệu thùng/ngày trong tháng 8 chủ yếu do sản phẩm ngưng tụ, một loại dầu nhẹ không tính trong hạn ngạch của OPEC, thường được sản xuất với khí đốt tự nhiên và có thể sử dụng để làm naphtha cho sản xuất hóa dầu.
Iran đã bán 600.000 thùng/ngày sản phẩm ngưng tụ trong tháng 9 tăng từ khoảng 350.000 thùng/ngày trong tháng 8 và gồm 100.000 thùng/ngày đã xuất khẩu từ kho để đáp ứng như cầu mạnh mẽ tại châu Á. Xuất khẩu dầu thô trong tháng 9 tăng nhẹ so với tháng trước lên khoảng 2,2 triệu thùng/ngày.
Iran cùng với Libya và Nigeria, được cho phép sản xuất ở những mức tối đa hợp lý như một phần của việc hạn chế sản lượng trong một thỏa thuận bất ngờ đạt được vào tuần trước của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC.
Tuy nhiên nhà sản xuất Trung Đông này đã gây bất ngờ cho thị trưởng bằng cách tăng sản lượng dầu của họ nhanh hơn dự kiến đạt tới 3,63 triệu thùng/ngày trong tháng 8, tăng 25% so với cuối năm 2015 kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bở trong tháng 1.
Fereidun Fesharaki, chủ tịch công ty tư vấn FGE cho biết “Iran không thể sản xuất nhiều hơn hiện nay, vì thế 3,7 triệu thùng/ngày có thể là tối đa”.
Ngay cả khi sản lượng của Iran đạt 3,8 triệu thùng/ngày – như một quan chức dầu mỏ cho biết họ đã đạt được trong tháng 9 – họ sẽ không thể duy trì khối lượng do tốc độ sụt giảm tại các giếng dầu là khoảng 400.000 thùng/ngày mỗi năm.
Các quan chức Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Iran NIOC đã không trả lời email yêu cầu bình luận.
Iran cho biết họ có kế hoạch nâng sản lượng lên 4 triệu thùng/ngày mặc dù các nhà phân tích khác đã đồng ý sản lượng có thể đạt đỉnh hiện nay do việc đầu tư để hút thêm dầu đang tụt hậu.
Sản phẩm ngưng tụ (dầu nhẹ) thay cho dầu thô sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Iran cho những tháng còn lại của năm 2016, một phần nhờ phát triển tại giếng khí đốt khổng lồ South Pars mà đã tăng sản lượng dầu nhẹ từ đó.
NIOC cũng giảm dự trữ sản phẩm ngưng tụ trong tháng 9 giữ tại kho nổi và các bể chứa trên bờ để giúp đáp ứng tăng trưởng nhu cầu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, do sản phẩm dầu nhẹ của Iran trở thành cạnh tranh hơn so với các nguồn cung cấp của đối thủ từ Qatar.
Các cảng của Iran đã xuất 2,153 triệu thùng dầu thô và 486.000 thùng/ngày sản phẩm ngưng tụ trong tháng 9 theo Thomson Reuters. Điều đó đã đẩy tổng xuất trong tháng này là 2,639 triệu thùng/ngày, không tính sản phẩm ngưng tụ nạp ở ngoài kho lưu trữ - tăng từ 2,472 triệu thùng/ngày trong tháng 8.
Lượng xuất khẩu sản phẩm ngưng tụ có thể đạt 800.000 thùng/ngày trong tháng 10, vượt qua sản lượng khoảng 550.000 thùng/ngày, kéo giảm lượng hàng chứa trong các bể.
Hàn Quốc là động lực thúc đẩy nhu cầu chính cho tăng trưởng. Nhật Bản và Ấn Độ cũng tăng cường nhập khẩu.
Iran sẽ bán tiếp 2 triệu thùng hay khoảng 66.000 thùng/ngày sản phẩm ngưng tụ từ giếng South Pars sang Hyundai Chemical tại Daesan mỗi tháng từ tháng 10 tới tháng 12.
Sản phẩm ngưng tụ của Iran sẽ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu nguyên liệu tại nhà máy mới Hyundai Chemical phối hợp điều hành chung bởi tập đoàn Hyundai Oilbank và Lotte Chemical. Phát ngôn viên của Hyundai Oilbank đã từ chối bình luận.
Sản phẩm ngưng tụ South Pars của Iran thường được bán ở mức cộng nhẹ so với giá Dubai, thấp hơn nhiều so với sản phẩm ngưng tụ của Qatar.
Nguồn tin: Vinanet