Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xuất khẩu dầu, dầu tồn kho của Venezuela giảm trong tháng 1

Xuất khẩu dầu Venezuela đã giảm 14% trong tháng 1, xuất khẩu ít hơn 1 triệu thùng/ngày đối với dầu thô và các sản phẩm tinh chế trong tháng, theo Reuters.

951.903 thùng/ngày đã được vận chuyển so với 1,1 triệu thùng/ngày được vận chuyển trong tháng 12 và 1,38 triệu thùng/ngày được vận chuyển trong tháng 1 năm trước.

Mặc dù sự suy giảm xuất khẩu dầu thô cho quốc gia Mỹ Latinh đang gặp khó khăn này, trữ lượng dầu trong kho cũng giảm từ 39,85 triệu thùng vào tháng 9 năm 2019 xuống còn 35,9 triệu thùng vào cuối tháng 1 theo dữ liệu của Kpler. Hầu hết các muu7c1 sụt giảm tồn kho trước tháng 1 là do các chuyến hàng dầu thô đến Ấn Độ, nước trước đây đã ngừng mua dầu thô của Venezuela. Những lô hàng đó đã được nối lại kể từ đó.

Việc giảm dầu dư thừa là điềm lành cho Venezuela, vốn đang bị mắc kẹt vì dầu của chính mình với hàng xuất khẩu bị kìm hãm bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tình hình Venezuela vẫn còn thảm khốc. Xuất khẩu dầu của nước này giảm một phần ba vào năm 2019, theo Reuters, trung bình một triệu thùng mỗi ngày trong năm, khi Mỹ cố gắng siết chặt tài chính của đất nước để loại bỏ nhà lãnh đạo Nicolas Maduro. Tuy nhiên, Maduro đã cố gắng nắm giữ quyền lực, nhưng không phải là không phải trả một cái giá khá cao.

Các vấn đề về dầu mỏ của Venezuela đã bắt đầu trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, với sản lượng dầu giảm từ mức trung bình 2,319 triệu thùng/ngày trong năm 2015, xuống chỉ còn 714.000 thùng/ngày vào tháng 12 năm 2019, do quản lý sai lầm và tham nhũng.

Các điểm đến chính của Venezuela cho dầu thô bao gồm chủ yếu là Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Cuba.

Năm ngoái, PDVSA của Venezuela đã công bố kế hoạch tăng sản lượng khai thác dầu trong năm nay lên 1,2 triệu thùng/ngày, tăng khoảng nửa triệu thùng mỗi ngày. Kế hoạch này, tuy nhiên, thiếu tính cụ thể. Tháng trước, Venezuela đã được đồn là đã thảo luận với Rosneft, Repsol và Eni về khả năng từ bỏ quyền kiểm soát một số tài sản dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM