Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xuất khẩu dầu của OPEC cho thấy giảm hơn nữa trong tháng 3, theo hãng theo dõi hàng hóa

Theo hãng theo dõi hàng hóa Kpler SAS, xuất khẩu dầu của Opec đã giảm hơn nữa trong tháng 3 này do một số quốc gia không bị ràng buộc bởi hiệp ước nguồn cung lịch sử của nhóm đã cắt giảm các lô hàng vận chuyển.

Iran, quốc gia thành viên được phép tăng sản lượng trong thỏa thuận nguồn cung năm ngoái, giảm mạnh nhất với mức giảm xuất khẩu là 416.000 thùng/ngày còn 2,185 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu vận chuyển hàng hóa của Kpler. Nigeria và Libya - được miễn trừ khỏi thỏa thuận - giảm xuất khẩu 209.000 thùng/ngày. UAE cho thấy mức giảm xuất khẩu đáng kể đầu tiên kể từ khi hiệp ước có hiệu lực vào tháng 1, với mức giảm 220.000 thùng/ngày.

Hiệp định tháng 11 của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ tập trung vào việc kiềm chế sản xuất hơn là xuất khẩu, nhưng dữ liệu theo dõi hàng hóa thường được sử dụng như một cách để giám sát việc thực hiện cắt giảm sản lượng. Hiệp định yêu cầu 10 nước trong số 13 quốc gia thành viên của Opec phải cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày từ mứctháng 10/2016 trong 6 tháng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1. Dữ liệu của nhóm cho thấy Opec đã cắt giảm vượt quá mục tiêu đó trong tháng 2.

Tổng mức xuất khẩu của Opec trong tháng 3 giảm 1,18 triệu thùng/ngày so với tháng trước còn 24,4 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu từ Kpler, hãng thu thập dữ liệu có nguồn khách hàng đến từ các quỹ phòng hộ, các công ty dầu mỏ lớn và các hãng buôn. So với tháng 10/2016, xuất khẩu đã giảm chỉ 800.000 thùng/ngày trong tháng này, dữ liệu cho thấy.

Sự sụt giảm xuất khẩu từ Iran bao gồm khoảng 135.000 thùng dầu thô một ngày và 155.000 thùng dầu siêu nhẹ một ngày còn được gọi là dầu ngưng (condensate), Francois Cazor, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Kpler cho biết. Các chuyến hàng giảm vì một số dầu thô của Iran đã tới nhà máy lọc dầu của quốc gia này tại Bandar Abbas thay vì tới các thị trường quốc tế. Theo thỏa thuận ngày 30 tháng 11, Iran đã được phép tăng sản lượng lên 3,797 triệu thùng/ngày từ mức 3,7 triệu thùng/ngày. Đó là sau khi Iran nhấn mạnh rằng nước này cần phải khôi phục lại thị phần của mình sau nhiều năm trừng phạt kinh tế đã làm thiệt hại ngành công nghiệp dầu mỏ cho đến tháng 1 năm 2016.

Xuất khẩu từ UAE cho thấy sự sụt giảm lớn thứ hai trong tháng 3, giảm gần 8% xuống còn 2,56 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu cho thấy.Trong tháng 2, Opec ước tính rằng quốc gia vùng Vịnh này đã bơm nhiều hơn mức mục tiêu là 2,874 triệu thùng/ngày. Bộ trưởng Năng lượng Suhail al-Mazrouei cam kết hôm thứ Ba sẽ giảm sản xuất xuống dưới mức đó trong tháng 3, tháng 4 và tháng 5.

Nga - không phải là thành viên của OPEC đã nhưng hứa hẹn sẽ đóng góp mức cắt giảm 300.000 thùng/ngày – đã tăng xuất khẩu thêm 5,9% lên mức 4,75 triệu thùng/ngày trong tháng 3. Hôm 25/03, bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak cho biết tại Kuwait City rằng Nga cho đến nay đã cắt giảm sản lượng 185.000 thùng/ngày. Xu hướng tăng này sẽ tiếp tục trong tháng tới, khi các cảng ở Nga có khả năng sẽ xuất khẩu ra thị trường thế giới nhiều dầu nhất trong ít nhất 9 năm, theo dữ liệu vận chuyển do Bloomberg thực hiện.

Kpler được Francois Cazor đồng sáng lập vào năm 2009 và ban đầu theo dõi các lô hàng hoá khí thiên nhiên hoá lỏng trước khi tiến hành theo dõi các lô hàng dầu thô trong năm nay.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM