Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xuất khẩu dầu của Nga đang giảm mạnh ngay cả khi không có lệnh trừng phạt

Việc Nga xâm lược Ukraine đã dẫn đến các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng, đặc biệt là đối với lĩnh vực tài chính của nước này. Tuần trước, các nhà lãnh đạo phương Tây đã tung ra một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm việc loại các tổ chức tài chính lớn nhất của Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu; áp đặt lệnh đóng băng tài sản đối với tất cả các ngân hàng lớn của Nga, hủy bỏ tất cả các giấy phép xuất khẩu với Nga và cấm tất cả các công ty lớn huy động vốn trong lãnh thổ của họ, cùng các biện pháp khác.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đã hạn chế trừng phạt lĩnh vực năng lượng quan trọng của Nga, có lẽ vì nó sẽ khiến thị trường năng lượng toàn cầu vốn đã khan hiếm nguồn cung trở nên hỗn loạn hơn nữa. Nhưng bạn sẽ không nói được điều đó nếu nhìn vào thị trường dầu mỏ hiện giờ.

Giá dầu và cổ phiếu năng lượng đang giao dịch ở mức cao nhất trong nhiều năm sau khi các nhà máy lọc dầu quốc tế thực hiện lệnh cấm vận tự áp đặt, nhiều người miễn cưỡng mua dầu của Nga và các ngân hàng từ chối cấp vốn cho các lô hàng nguyên liệu thô của Nga. Các công ty lọc dầu và ngân hàng không sẵn sàng làm ăn với Nga do rủi ro phải chịu những hạn chế phức tạp trong các khu vực pháp lý khác nhau. Các nhà giao dịch cũng lo ngại các biện pháp nhắm trực tiếp vào xuất khẩu dầu có thể sớm được đưa ra khi giao tranh ở Ukraine leo thang.

Sarah Hunt, một đối tác tại công ty luật HFW làm việc với các nhà giao dịch hàng hóa, nói với Wall Street Journal: "Nó sẽ làm cho việc giao dịch với Nga trở nên rất phức tạp. Những lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ có tác động đáng kinh ngạch đối với thương mại toàn cầu và tài chính thương mại”.

Tình hình đang trở nên tuyệt vọng đối với lĩnh vực dầu mỏ của Nga, với xuất khẩu dầu giảm mạnh mặc dù được bán với mức chiết khấu lớn. Theo Energy Intelligence, lượng dầu xuất khẩu của Nga đã giảm ít nhất một phần ba – tương đương khoảng 2,5 triệu thùng mỗi ngày - mặc dù giá đã giảm 11 USD/thùng so với giá dầu Dated Brent được chào bán cho các lô dầu Ural của Nga bị thu giữ.

Theo số liệu của chính phủ, Nga thường xuất khẩu 4,7 triệu thùng dầu thô và 2,8 triệu thùng sản phẩm dầu. Nhưng Energy Intelligence hiện ước tính khoảng 1,5 triệu tỷ thùng dầu thô và 1 triệu tỷ thùng sản phẩm tinh chế mỗi ngày không được đưa ra thị trường.

Ngoài các lệnh trừng phạt, các nhà máy lọc dầu châu Âu cũng không muốn mua dầu của Nga do hàm lượng lưu huỳnh cao. Các nhà máy lọc dầu thích loại dầu nhẹ hơn vì chúng cần xử lý ít hơn bằng khí tự nhiên đắt tiền, do đó mang lại lợi nhuận cao hơn.

Sắp có các lệnh trừng phạt năng lượng của Nga

Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn đối với thị trường dầu khí toàn cầu với các báo cáo về việc lưỡng đảng kêu gọi cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga vào Mỹ. Cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều nhất trí rằng Mỹ nên ngừng nhập dầu của Nga, trong khi đảng Cộng hòa thúc đẩy việc tăng cường hoạt động khoan của Mỹ, thì đảng Dân chủ ủng hộ việc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.

Ed Moya của Oanda nói với CNBC rằng "Dầu thô Brent có thể tăng lên 120 USD nếu thị trường dầu bắt đầu nghĩ rằng có khả năng các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng đối với năng lượng của Nga" để phản ứng với việc Nga xâm lược Ukraine.

Nhà phân tích dầu mỏ trưởng Amrita Sen của Energy Aspects thậm chí còn quyết liệt hơn với dự đoán của mình, nói với CNBC rằng "Chúng ta sẽ đạt mức 150 đô la, thậm chí cao hơn mức đó bởi vì biện pháp giải quyết duy nhất hiện nay trên thị trường này là sự phá hủy nhu cầu". Bà ước tính khoảng 70% lượng dầu thô xuất khẩu của Nga hiện "không thể chạm tới thị trường" vì các lệnh trừng phạt ngân hàng.

Mỹ nhập khẩu một lượng đáng kể dầu của Nga nhưng không phụ thuộc nhiều vào nguồn cung của nước này.

Theo số liệu của hiệp hội các nhà sản xuất nhiên liệu và hóa dầu Mỹ (AFPM), mỗi ngày Mỹ nhập khẩu trung bình 209.000 thùng/ngày dầu thô và 500.000 thùng các sản phẩm dầu mỏ khác từ Nga vào năm 2021. Con số này chỉ chiếm 3 % tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Mỹ và 1% tổng lượng dầu thô do các nhà máy lọc dầu của Mỹ xử lý. Ngược lại, Mỹ nhập khẩu 61% dầu thô từ Canada, 10% từ Mexico và 6% từ Ả Rập Xê Út trong cùng năm ngoái. Nhập khẩu dầu thô từ Nga vào Mỹ đã tăng kể từ năm 2019 sau khi nước này áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela. Các nhà máy lọc dầu của Mỹ cũng đã tạm thời tăng cường nhập khẩu của Nga vào năm ngoái sau khi cơn bão Ida làm gián đoạn hoạt động khai thác dầu ở Vịnh Mexico.

Theo Adam Pankratz, giáo sư tại Trường Kinh doanh Sauder thuộc Đại học British Columbia, lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga sẽ không làm gián đoạn nguồn cung của Mỹ nhưng sẽ gây tổn hại theo những cách khác.

"Nếu Mỹ ngừng nhập khẩu dầu của Nga, điều đó có nghĩa là nhiều quốc gia khác cũng sẽ không còn nhập khẩu dầu của Nga nữa, và điều đó sẽ làm cho thị trường dầu vốn rất eo hẹp trở nên thắt chặt hơn, và điều đó sẽ làm tăng giá dầu và có thể đẩy lạm phát lên cao hơn nữa, từ đó có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ”, Pankratz nói với Al Jazeera.

Dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy lạm phát của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ ở mức 7,5%, khiến Chủ tịch James Bullard của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis ủng hộ việc nâng lãi suất siêu tốc. Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng có thể làm phá hỏng dự báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác rằng lạm phát có thể bắt đầu hạ nhiệt một cách tự nhiên khi các biện pháp kích thích của Liên bang và viện trợ của Quốc hội cho nền kinh tế và tắc nghẽn chuỗi cung ứng giảm bớt.

Hiện tại, chi phí năng lượng cao hơn có nguy cơ lớn nhất tiếp tục thúc đẩy lạm phát của Mỹ từ mức cao nhất trong 4 thập kỷ, điều này gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, với niềm tin của người tiêu dùng đang giảm dần. Một cuộc khảo sát của Đại học Michigan cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã giảm 8,2% từ tháng Giêng đến tháng Hai, với ít người tiêu dùng có kế hoạch mua nhà, ô tô hoặc đi nghỉ trong sáu tháng tới do lo ngại về triển vọng kinh tế ngắn hạn.

Quả thật, có những lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ thậm chí có thể rơi vào suy thoái.

Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại Grant Thornton, ước tính nền kinh tế Hoa Kỳ có thể vượt qua được sáu tháng giá dầu ở mức trung bình khoảng 100 đô la, mặc dù nó có thể làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát, nhưng một thời gian duy trì ở mức 125 đô la một thùng gần như chắc chắn sẽ ngăn chặn sự tăng trưởng và dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM