Theo công ty tình báo thị trường Kpler xuất khẩu dầu của Mỹ sang Châu Âu đạt kỷ lục 1,8 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 7 ngày (kết thúc vào 7/10/2019), do xuất khẩu sang Châu Á giảm trong bối cảnh thiếu các siêu tàu chở dầu.
Dầu thô xuất khẩu sang Châu Âu, thường trên các tàu nhỏ hơn, đạt mức cao kỷ lục trong một tuần, và gần gấp đôi 924.000 thùng/ngày của tuần trước. Xuất khẩu sang Châu Á giảm xuống 508.000 thùng/ngày từ 1,1 triệu thùng/ngày, trong cùng giai đoạn này.
Reid I'Anson, nhà kinh tế năng lượng toàn cầu tại Kpler cho biết không rõ khi nào việc vận chuyển dầu thô sang Châu Á sẽ phục hồi, do giá vận chuyển tăng vọt trong những ngày gần đây.
Cước vận chuyển từ bờ vịnh Mỹ sang Châu Á hơn gấp đôi lên 13,25 triệu USD kể từ khi Mỹ đưa vào danh sách đen 2 đơn vị của công ty vận chuyển COSCO, Trung Quốc.
Nguồn cung của tàu chở dầu thô lớn VLCC (mang 2 triệu thùng dầu) đã bị gián đoạn bởi các cuộc tấn công trong tháng trước vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia và tồi tệ hơn bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ với công ty COSCO. Tập đoàn Dầu khí Occidental trước đó thuê một tàu VLCC sang Hàn Quốc với giá kỷ lục 13,25 triệu USD.
Khi giá tàu VLCC tăng, các nhà xuất khẩu sẽ nhìn vào các hành trình ngắn hơn trên các tàu nhỏ, ủng hộ Mỹ tới các tuyến đường Châu Âu, theo Matt Smith, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại công ty theo dõi tàu ClipperData.
Vào ngày 30/9/2019, giá cước vận chuyển của các tàu chở dầu Aframax từ Houston sang Rotterdam tăng lên 27,79 USD/tấn mỗi chuyến, cao nhất kể từ tháng 2/2019 và tăng từ 10,14 USD/tấn trước khi các cuộc tấn công vào cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia ngày 14/9/2019. Giá cước là 18,69 USD/tấn trong ngày 7/10/2019.
Chênh lệch giữa dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ và Brent cũng nới rộng trong tháng qua, tăng cường kích thích cho các nhà sản xuất Mỹ vận chuyển dầu thô của họ sang Châu Âu.
Nhu cầu dầu thô từ bờ vịnh Mỹ sang Châu Âu phụ thuộc nhiều vào chênh lệch giữa dầu Brent và WTI, đang nới rộng hiện nay.
Nguồn tin: vinanet.vn