West Texas Intermediate hôm thứ Tư đã giảm xuống còn 50 đô la Mỹ một thùng, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA báo cáo một đợt tăng hàng tồn kho nữa với sản lượng sản xuất trong nước ở mức cao kỷ lục, khiến Mỹ là nước sản xuất dầu lớn nhất trên toàn cầu. Trong các hoàn cảnh nhu cầu tiêu thụ khác, điều này có thể là đáng ăn mừng. Nhưng với triển vọng nhu cầu thờ ơ, các nhà giao dịch vội vã tháo chạy ra khỏi thị trường một lần nữa, củng cố sự suy giảm giá.
EIA đã báo cáo mức tăng hàng tồn kho hàng tuần là 3,6 triệu thùng, tuần tăng thứ mười liên tiếp. Thông thường, đây không phải là một vấn đề lớn. Mùa đông là mùa nhu cầu tiêu thụ yếu hơn, do đó tăng hàng tồn kho là bình thường. Tuy nhiên, mức tăng hàng tuần trong liên tiếp 10 tuần đã khiến các nhà giao dịch lo lắng, đặc biệt trong bối cảnh lo sợ về tình trạng cung thừa khiến OPEC phải bắt đầu nói về việc cắt giảm một lần nữa.
Nói về OPEC và cắt giảm, đó là một yếu tố khác đã gây áp lực lên giá trong vài ngày qua. Saudi Arabia là nước đầu tiên đề cập đến việc cắt giảm, nhưng trong tuần này, Khalid al-Falih đã nói rõ rằng Vương quốc sẽ không phải là thành viên duy nhất cắt giảm. Nigeria, trong khi đó, đã báo hiệu rằng mình có thể không tham gia cắt giảm sản xuất. Libya đã yêu cầu được miễn trừ. Nga đang dành thời gian để quyết định. Trong ngắn hạn, triển vọng cho cắt giảm sản xuất là tại thời điểm này không chắc chắn.
Trong một tin tức xấu hơn, EIA cho biết lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm do lượng hàng tồn kho xăng kỷ lục. Sản lượng dầu thô của Mỹ chủ yếu là dầu thô nhẹ được dùng để sản xuất ra xăng. Sản lượng thông thường của một nhà máy lọc dầu của Mỹ có tính năng sản xuất xăng gấp hai lần là sản phẩm chưng cất giữa. Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu cho nhiên liệu này trên thị trường nội địa đang bắt đầu chậm lại, EIA lưu ý, trong khi sản xuất ngày càng tăng: các nhà máy lọc dầu không thể tích trữ tất cả dầu thô đó từ đá phiến và Vịnh Mexico.
Và sau đó, tất nhiên, có sản xuất. Ở mức 11,7 triệu thùng/ngày, sản lượng của Mỹ ngang bằng với Saudi Arabia và cao hơn Nga, vốn trong tháng 10 đã đạt mức cao kỷ lục 11,24 triệu thùng trước khi cắt giảm 40.000 thùng/ngày trong tháng này, theo Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak.
Như thường lệ, khi West Texas Intermediate giảm giá, câu hỏi chính là liệu tốc độ sản xuất hiện tại có thể được duy trì hay không. Jeffrey Currie của Goldman Sachs gần đây đã nói với CNBC rằng tất cả các thùng dầu sản xuất d ở Mỹ có giá khoảng 50 USD/thùng, bao gồm cả lợi nhuận trên vốn. Về cơ bản, nhiều nhà sản xuất chỉ hòa vốn ngay cả ở mức 50 đô la Mỹ một thùng dầu WTI dựa trên ước tính này, và họ không thể ngừng bơm vì họ có nợ để chi trả.
Tuy nhiên, một số nhà sản xuất Mỹ có khả năng phục hồi cao hơn, có khả năng duy trì tốc độ sản xuất hiện tại ngay cả khi dầu WTI giảm xuống còn 40 USD. Đáng chú ý trong số đó là người đã đặt ra thuật ngữ “phạm vi giá đá phiến sét”, Olivier Jacob của Petromatrix. Jacob đã viết trong một bài báo gần đây cho Financial Times rằng phạm vi này mạnh hơn bao giờ hết, ở mức 40 đô la Mỹ đến 70 đô la Mỹ mỗi thùng dầu WTI. Nếu đúng như vậy, OPEC sẽ thực sự cần đạt được một thỏa thuận về cắt giảm. Rất ít nền kinh tế OPEC có thể trải qua một vòng nữa với giá dầu 40 đô la.
Nguồn: xangdau.net