Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Vụ tấn công tàu chở dầu Saudi tiết lộ điểm yếu của thị trường dầu mỏ

 

Giá dầu đã tăng vọt hôm thứ Hai khi có tin hai tàu chở dầu của Saudi bị tấn công gần Vịnh Ba Tư, làm dấy lên lo ngại rằng nguồn cung có thể gặp rủi ro.

Hai tàu chở dầu của Saudi đã được đưa tin là bị nổ tung vào cuối tuần qua gần eo biển Hormuz, theo Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih. Trong khi nguyên nhân chính xác vẫn chưa được rõ, thì al-Falih nói rằng đó là một hành động phá hoại. Các vụ tấn công xảy ra ở Vịnh Oman, và gây ra “thiệt hại đáng kể cho cấu trúc của hai tàu”, theo al-Falih.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ-Iran đang leo thang, mặc dù không có bằng chứng nào về sự liên quan của Iran vào thời điểm này. Một quan chức Ả Rập Xê Út nói với Tạp chí Phố Wall rằng trong khi chưa rõ những kẻ tấn công là ai, thì họ nghi ngờ rằng Iran đứng đằng sau vụ việc lần này vì nguy cơ gây ra một cuộc xung đột lớn hơn. Một quan chức Mỹ cũng đồng ý, nói với WSJ: “Những người Iran rất vụng về”.

Các quan chức Iran đã lên án hành động phá hoại này. “Những sự cố như vậy có tác động tiêu cực đến an ninh giao thông hàng hải”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran phát biểu, trước khi nói thêm rằng mọi người nên “cảnh giác với những âm mưu gây bất ổn của các đặc vụ nước ngoài”.

Tuy nhiên, giá dầu đã tăng vọt trong ngày thứ Hai. Sự tăng giá này đặc biệt đáng chú bởi vì cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rơi vào vòng xoáy lao dốc cùng một lúc. Ngay cả khi S & P 500 đã giảm hơn 2% trong phiên giao dịch giữa ngày hôm thứ Hai, dầu thô Brent vẫn tăng 1,5%.

“Ngay cả quyết định của Hoa Kỳ về việc giảm thuế 25% đối với tất cả hàng hóa từ Trung Quốc cũng không thể đẩy giá dầu xuống thấp hơn”, Bjarne Schieldrop, nhà phân tích trưởng hàng hóa tại SEB viết. “Thị trường dầu đang nhận được những tín hiệu rất lạc quan từ giá giao ngay tại thời điểm mà đang chống lại sự tăng trưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang”.

Như Schieldrop lưu ý, đường bắt đầu của đường cong tương lai Brent đã chuyển sang bù hoãn bán (backwardation), một dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường đang gặp phải sự thắt chặt. Gián đoạn ở Venezuela, Iran và một số “rối loạn nguồn cung” liên quan đến tình trạng ngừng hoạt động đường ống ở Nigeria và ô nhiễm dầu mỏ của Nga đang giữ thị trường giao ngay “bị kiểm soát chặt chẽ”, Schieldrop cho biết.

Eo biển Hormuz cũng có một khả năng độc đáo để khiến những người buôn dầu sợ hãi. Khoảng 30% giao dịch dầu thô qua đường biển trên toàn cầu đều đi qua eo biển này, cũng như một phần ba giao dịch LNG toàn cầu, với hàng xuất khẩu đến từ Saudi, Iran, Kuwait, Bahrain, UAE và Qatar. Iran đã nhiều lần đe dọa làm gián đoạn dòng chảy dầu qua eo biển hẹp này nếu không được phép xuất khẩu dầu, mặc dù những lời đe dọa như vậy đã liên tục được chứng minh chỉ là lời hăm dọa ầm ĩ.

Một trong những con tàu bị thiệt hại đang hướng đến cảng Fujairah của UAE, cảng này chủ yếu nằm trên bờ biển phía đông của UAE, bên ngoài eo biển Hormuz. Nó có lợi thế là cho phép các tàu dỡ dầu lên và đưa dầu xuống mà không cần phải đi qua eo biển Hormuz.

Điểm mấu chốt là thị trường dầu mỏ đã đủ thắt chặt để xảy ra sự cố như vậy – điều này sẽ không có tác động đáng kể đến nguồn cung - làm náo loạn các thương nhân. Trong vài năm qua, nguồn cung đủ lớn để những sự cố như mới đây không gây ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng một sự gián đoạn nhỏ cũng có thể có tác động lớn đến giá khi nguồn cung bị thắt chặt.

Giovanni Staunovo, một nhà phân tích tại UBS Group AG, cho biết, theo Bloomberg: “Thị trường dầu đang phản ứng rất nhạy cảm với các nguy cơ gián đoạn cung do thị trường đã bị thắt chặt. Bất kỳ sự gián đoạn thêm nào cũng sẽ tiếp tục thắt chặt thị trường dầu mỏ”.

Bất kỳ sự cố gián đoạn đáng kể nào sẽ đến cùng với sự sản lượng giảm ở Iran và Venezuela. Không rõ OPEC + sẽ phản ứng như thế nào vào tháng tới tại Vienna, nhưng hiện tại, họ đang kiên nhẫn chờ và để nguồn cung hạn chế đẩy giá lên.

Sản lượng đá phiến của Mỹ có lẽ đã chậm lại nhưng nó vẫn được dự đoán sẽ tăng trưởng. Hôm thứ Hai, EIA đã công bố dữ liệu mới với ước tính tăng trưởng đá phiến vào tháng 6, nhưng “mức tăng này không đủ để lấp lỗ trống cung do OPEC gây ra”, Commerzbank cho biết trong một ghi chú trước báo cáo EIA.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM