Thị trường dầu đang ở giai đoạn khởi đầu của sự phục hồi mong manh trong khi các lệnh phong tỏa đóng cửa do coronavirus nới lỏng, mặc dù đỉnh nhu cầu trong dài hạn có thể bị xói mòn vĩnh viễn, giám đốc điều hành Vitol nói.
Russell Hardy, giám đốc điều hành của hãng buôn dầu tư nhân lớn nhất thế giới, cho biết nhu cầu dầu toàn cầu giảm 26-27 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 4 và dự đoán mức giảm hàng năm là hơn 8 triệu thùng/ngày.
“Thị trường sẽ bị cuốn theo sự lạc quan và bi quan trong hai hoặc ba tuần tới,” theo ông Hardy.
“Sự mờ mịt đang trở nên rõ ràng hơn một chút. Dễ dàng nhìn thấy tương lai hơn một chút, vì vậy thị trường có nhiều khả năng đưa ra dự đoán về sự cân bằng cung/cầu đó trông như thế nào. Chúng ta đã có một đà tăng cực mạnh. Nó chỉ là một tuyên bố rằng điều tồi tệ nhất đã kết thúc.”
Vào thứ Ba, giá dầu Brent là khoảng 29 đôla một thùng, tăng từ khoảng 20 đôla vào đầu tuần trước.
Hơn 4 tỷ người đang bị phong tỏa dưới một số hình thức để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Tuy nhiên, trong tuần qua, một số tiểu bang của Mỹ, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế.
Ông cũng cho rằng xói mòn nhu cầu vĩnh viễn là có khả năng vì nhân loại đã làm quen quen với một mô hình hành vi khác.
“Một số nhà bình luận đang nói; thật tốt khi chúng ta có thể đạp xe trên đường, thật tốt khi không có NOx (nitơ oxit)… có một số yếu tố tốt cho sức khỏe – dĩ nhiên không phải là sức khỏe tinh thần - mà là sức khỏe thể chất,” Hardy nói.
“Vì vậy liệu chúng ta có trở lại sống như trước đây không? Do đó, liệu quỹ đạo cho nhu cầu dầu đã thay đổi? Nếu tất cả chúng ta mong đợi một đỉnh cầu vào năm 2030, 10 triệu thùng/ngày từ đây, thì bây giờ là 5 triệu thùng/ngày?”
Các ông lớn dầu mỏ khác như BP và Shell đã dự đoán đỉnh nhu cầu từ khoảng năm 2030 đến 2040.
Chỉ riêng nhu cầu nhiên liệu máy bay sẽ chiếm một phần lớn tổn thất nhu cầu do đại dịch, dự kiến sẽ giảm 2-3 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay từ mức trước khủng hoảng 7,5 triệu thùng/ngày, ông nói và thêm rằng các hãng hàng không sẽ sử dụng thời gian này để cho về hưu các máy bay tiết kiệm nhiên liệu cũ. Hiện tại, Vitol chốt nhu cầu jet fuel ở mức 1 triệu thùng/ngày.
Các cuộc họp của OPEC đã cung cấp những gì họ có thể trong các tình huống. Ban đầu, thị trường nghi ngờ về sự tuân thủ nhưng bây giờ các chương trình của họ trông rất giống với thỏa thuận, điều đó khiến tâm lý tiêu cực về phía cung bị giảm nhẹ,” ông nói.
Để chống lại sự sụp đổ của nhu cầu, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các nước sản xuất khác đã thực hiện một thỏa thuận cắt giảm sản xuất lớn trong đó OPEC cắt giảm sẽ là 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6.
Chỉ riêng Bắc Mỹ sẽ cắt giảm hơn 3 triệu thùng/ngày cho dầu thô và chất lỏng khí tự nhiên từ tháng 3 đến hết tháng 5, ông nói.
Vitol dự kiến tồn kho sẽ tiếp tục tăng lên vào đầu tháng 6, đạt tổng mức là 1,3 đến 1,5 tỷ thùng kể từ ngày 1/1, trước khi các tàu bắt đầu giảm tồn vào tháng 7.
Xa hơn, Hardy cho biết việc cắt giảm vốn và chi tiêu hoạt động của các gã khổng lồ dầu mỏ sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi trong vòng vài năm do nguồn cung sẽ thắt chặt.
“Những lần cắt giảm đó hỗ trợ một số loại phục hồi trong những năm tới bởi vì các dự án lớn không được duyệt và sẽ không đi vào hoạt đông vào năm 2022/2023 nhưng vào năm 2024/2025,” ông nói.
Nguồn: xangdau.net