Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Vienna đã phá sản: Điều gì tiếp theo cho OPEC?

Tại hội nghị ở Vienna, OPEC đã công bố gia hạn hiệp ước  ký kết vào tháng 11 năm 2016 kéo dài thêm chín tháng để cắt giảm sản xuất. Các thị trường không hề cảm thấy ấn tượng với quyết định này, vốn đã được định vào giá ít nhất là trong một tuần, theo sau những lời đồn đoán và tín hiệu  tích cực từ Saudi Arabia, Nga và các nhà sản xuất OPEC lớn và các nước ngoài OPEC khác.

Thay vì thúc đẩy giá tăng lên, thông báo của OPEC đã làm giảm WTI xuống dưới 50 USD. Sự đồng thuận chung chính là tổ chức này đã thực hiện những gì đã hứa hẹn và đồng ý cắt giảm sản lượng cho đến tháng 3 năm 2018 chứ không phải là cắt giảm mạnh hơn hoặc thúc đẩy việc cắt giảm sản xuất đến tháng 5 năm 2018.

Biến động giá cả sau cuộc họp không có nhiều ý  nghĩ trong điều kiện tuyệt đối, vì tác động thực sự của cắt giảm trong và ngoài OPEC, tổng cộng 1,8 triệu thùng/ngày, sẽ được cảm thấy vào cuối năm. Cả Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih và Bộ trưởng Alexander Novak của Nga xem đến sự sụt giảm ngay lập tức này là những thay đổi tạm thời, đảm bảo với các phóng viên rằng giá sẽ hồi phục kịp thời. Novak sau đó gợi ý rằng mức cắt giảm sâu hơn có thể được thảo luận, tùy thuộc vào tình hình cung cấp thay đổi như thế nào trong tương lai gần.

Dự báo niềm tin trong tương lai và sự đảm bảo rằng mọi việc sẽ cải thiện là một phần của chiến lược của tổ chức này, nó dựa nhiều vào thuật ngữ hùng biện cũng như kết quả. Cho dù thực hiện thỏa thuận sản xuất này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc liệu các thành việc OPEC và các nước bên ngoài sẽ tiếp tục tuân thủ cắt giảm sản xuất hay không. Nhưng còn có các yếu tố dài hạn khác cần được xem xét, ngoài quyết định gia hạn như dự kiến duy trì mức cắt giảm sản xuất của OPEC.

Nhà đầu dầu giá giảm Goldman Sachs đã cảnh báo rằng kết thúc cắt giảm sản xuất sẽ làm tăng nguồn cung dư thừa, thúc đẩy tồn kho tăng lên và xóa bỏ tác động của việc cắt giảm, giống như sản xuất tăng của Mỹ trong tháng 1 và tháng 2 năm 2017 làm giảm tác động ban đầu của việc cắt giảm OPEC xuống mức không.

Ảnh hưởng đó có thể sẽ trầm trọng hơn nếu một số thành viên của OPEC, đặc biệt là những nước có nguồn thu cao hơn, tăng sản lượng trước tháng 3 năm 2018. Iran đã nói rằng nước này không muốn giảm sản lượng dưới mức hiện tại là 3,8 triệu thùng/ngày, trong khi Iraq đã tạo ra đồn đoán đáng kể về khả năng làm hỏng toàn bộ thỏa thuận bằng cách bỏ qua hạn ngạch sản xuất của mình.

Cả hai nước trên đều đã ủng hộ việc cắt giảm, nhưng lời hùng biện của họ có thể không phù hợp với thực tế. Những chia rẽ quan trọng liên quan đến sự hợp tác của mỗi quốc gia. Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Iraq đã lưu ý rằng Kurdistan, khu vực bán tự trị phía bắc nhiều dầu mỏ của Iraq, sẽ không được bao gồm trong hiệp ước gia hạn cắt giảm. Bijan Zanganeh, bộ trưởng dầu mỏ của Iran, đang bảo đảm được vị trí của mình trong chính phủ tái đắc cửa Rouhani, được đa số cử tri Iran lựa chọn trong tuần trước. Tuy nhiên, ông sẽ chịu nhiều áp lực hơn trong việc thực hiện cam kết của chính phủ về các hợp đồng dầu mỏ mới, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các công ty nước ngoài, và sản lượng đạt 5 triệu thùng/ngày vào năm 2021.

Như Daniel Yergin đã giải thích rằng OPEC đang cố gắng không chỉ định lại thị trường, mà bản thân còn phải thích ứng với một môi trường thay đổi, trong đó gồm có chi phí thấp hơn, tăng sản xuất từ ​​Mỹ và cạnh tranh mới về nhu cầu tiêu thụ sẽ xác định vị trí của tổ chức hơn là chỉ với mức sản xuất tương đối. Trong một thế giới hoàn toàn mới, ở đó khả năng sản xuất ra dầu thô của OPEC không phải là điều quan trọng như trước đây.

Nói chung, OPEC và các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ đang cạnh tranh trực tiếp với nhau, mặc dù bộ trưởng dầu mỏ al-Falih của Saudi tuyên bố rằng cả hai có thể "cùng tồn tại." Các đại diện từ ngành đá phiến của Mỹ đã tham dự hội nghị Vienna, cho thấy sự hợp tác giữa các nhà sản xuất Mỹ và OPEC có thể là một khả năng trong tương lai. Tuy nhiên, điều này khó có khả năng xảy ra, do một số nhà sản xuất OPEC đang đối mặt với thách thức mới như thế nào, cũng như sự quan tâm của các công ty Mỹ hiện nay trong việc nâng cao sản xuất.

Với việc nâng cao công nghệ và hiệu quả khai thác, giá hoàn vốn ở Permian và các nơi khác đã giảm mạnh, cho phép các nhà sản xuất Mỹ cạnh tranh chi phí với OPEC. EIA đã phải tăng dự báo cho sản xuất của Mỹ. Hiện nay, cơ quan này ước tính sản lượng của Mỹ sẽ tăng 800.000 thùng/ngày vào năm 2017, với sản lượng hàng năm đạt 9,3 triệu thùng/ngày và vượt quá 10 triệu thùng/ngày vào năm 2018. Có thể vào năm 2020, Mỹ sẽ có đủ năng lực để cạnh tranh với Saudi Arabia và Nga.

Giảm chi phí ở Mỹ, và kết quả là sản xuất tăng, có lẽ sẽ là xu hướng dài hạn quan trọng nhất để xem xét sau thông báo của OPEC. Các công ty Mỹ có thể thu được lợi nhuận ở mức 45-50 USD, một điểm tiếp tục gây tổn thương cho OPEC. Venezuela đang phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế và chính trị gần như là kết quả của sự sụt giảm giá dầu năm 2014. Saudi Arabia đang phải vật lộn để cân bằng ngân sách của mình, Nigeria xử lý tình trạng bạo lực trong lĩnh vực dầu mỏ, Libya tiếp tục dần dần phục hồi sự gắn kết chính trị, trong khi Iraq trông đợi việc tái thiết hậu ISIS.

Tất cả những yếu tố này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường trong dài hạn, có thể giải thích tại sao việc phản ứng với OPEC trong tuần trước chỉ là sự không quan tâm. Sau nhiều năm tuyên bố và một hiệp ước  cắt giảm sản xuất đã làm thị trường di chuyển đôi chút chỉ một vài tháng trước khi bị phủ nhận bởi những thay đổi ở khắp nơi, chiến lược của OPEC dường như thiếu đi những động thái mới.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM