Năm nay đã dẫn tương lai không chắc chắn của ngành năng lượng tới một chỗ rẽ quan trọng khiến tình hình phải thay đổi. Coronavirus đã xúc tác và đưa ra các cuộc thảo luận bề nổi vốn kéo dài nhiều năm về quá trình chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu và sự kết thúc kỷ nguyên dầu mỏ. Và cuộc thảo luận này không chỉ là triết học – mà nó là về tài chính. Như Oilprice đã đưa tin vào tuần trước, “Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận nhiều nhất của Big Oil không còn là dầu nữa”. Các công ty dầu mỏ lớn, đặc biệt là ở châu Âu, đang rời bỏ hoạt động khai thác dầu để chuyển sang các mục tiêu sinh lợi hơn như kinh doanh năng lượng và sản xuất năng lượng tái tạo. “Các công ty như Shell sẽ không ngừng sản xuất dầu, nhưng nó sẽ trở nên ít quan trọng hơn khi thế giới ngày càng chấp nhận các dạng năng lượng ít sử dụng carbon hơn,” chiến lược gia dầu mỏ Julian Lee gần đây đã viết trong một chuyên mục cho Bloomberg Opinion vào đầu tháng này. “Khi họ tập trung hơn vào khí đốt tự nhiên nhiều hơn, điện và rất có thể là hydro, thì khả năng bù đắp vào bất kỳ điểm yếu nào trong các hoạt động cốt lõi của họ thông qua lợi nhuận kinh doanh có thể bị hạn chế nghiêm trọng.”
Mới vừa tuần này, Bloomberg tiếp tục viết rằng các công ty dầu mỏ hiện đang tự hỏi liệu việc tìm kiếm dầu có xứng đáng hay không. Tại thời điểm này, bất kỳ vụ mua lại mới nào cũng có thể dễ dàng trở thành một khoản nợ hơn là một tài sản. Thực vậy, đã có một danh sách ngày càng tăng về những thứ được gọi là "tài sản bị mắc kẹt"- là trữ lượng dầu đã được mua, chưa được khai thác và không còn hợp lý để khai thác.
Một ví dụ điển hình về điều này là Quần đảo Falkland, nơi “từng đi đầu trong kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp dầu mỏ khi các công ty lùng sục khắp hành tinh để tìm tài nguyên này.” Bloomberg đưa tin rằng ước tính khoảng 1,7 tỷ thùng dầu thô ở vùng biển xung quanh các đảo ở Nam Đại Tây Dương có thể sẽ vẫn ở yên đó, vì các phân tích chi phí - lợi nhuận đồng ý đưa việc mua mỏ dầu vào chi phí chìm chưa được khai thác. Thật không may, những tài sản bị mắc kẹt này cũng có thể khiến các công ty dầu mỏ sở hữu chúng phải mất "một khoản tiền khổng lồ bỏ xó."
“Khi coronavirus tàn phá các nền kinh tế và làm tê liệt nhu cầu, các công ty khai thác dầu mỏ châu Âu đã đưa ra một số lời thừa nhận không mấy dễ chịu trong những tháng gần đây: dầu và khí đốt trị giá hàng tỷ đô la có thể không bao giờ được bơm ra khỏi mặt đất”. Có một số lý do cho điều này, không ít trong số đó là tác động kinh tế của đại dịch COVID-19. Nhu cầu dầu thấp và quá trình chuyển đổi năng lượng sạch được xúc tác nhiều khả năng sẽ khiến giá nhiên liệu hóa thạch ở mức quá thấp để khuyến khích sản xuất đồng thời việc đánh thuế phát thải carbon dự kiến sẽ tăng lên. "Hai giả định đơn giản này có nghĩa là việc khai thác một số mỏ dầu không còn ý nghĩa kinh tế nữa."
Các ông lớn đã thay đổi chiến lược của họ. Họ đang tiến nhanh vào quá trình chuyển đổi năng lượng và bỏ lại dầu mỏ phía sau mà không cần xem xét lại. Mới trong tháng này, BP đã công khai thông báo rằng họ sẽ không còn thực hiện bất kỳ hoạt động thăm dò dầu khí nào ở những quốc gia mới. Rõ ràng là, thời đại định mệnh của Big Oil sắp kết thúc.
Dưới cái bóng lờ mờ của nhu cầu dầu mỏ đạt đỉnh, việc thăm dò đang nhanh chóng trở nên bị bỏ đi. Hãng tư vấn Rystad Energy AS, như Bloomberg đã diễn giải, “dự kiến khoảng 10% tài nguyên dầu có thể khai thác của thế giới — khoảng 125 tỷ thùng — sẽ bị vứt bỏ”.
Theo nghiên cứu của Rystad, danh sách các dự án có nguy cơ trở thành tài sản bị mắc kẹt cao nhất “bao gồm các dự án thăm dò nước sâu ngoài khơi Brazil, Angola và Vịnh Mexico. Các dự án cát dầu của Canada như mở rộng khai thác Sunrise ở Alberta cũng đang bị nghi ngờ.”
Một số hãng dầu lớn đã chậm hơn những người khác trong việc chấp nhận dầu đạt đỉnh như một điều tất yếu trong tương lai gần. Các công ty châu Âu đang hướng tới kinh doanh năng lượng xanh như cốt lõi trong mô hình kinh doanh của họ, chuyển đổi từ Big Oil sang Big Energy. Ở Mỹ thì lại là một câu chuyện khác, khi chính quyền hiện tại không tuân theo xu hướng toàn cầu trong việc xây dựng một gói kích thích hậu corona xanh. Nhưng ở phía bên này của Đại Tây Dương, làn sóng đang bắt đầu chuyển dịch sang khu vực tư nhân, nơi dữ liệu cho thấy rõ ràng rằng năng lượng xanh có hứa hẹn rất lớn trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kinh ngạc và thậm chí McDonald’s đang năn nỉ Quốc hội về năng lượng sạch.
Nguồn tin: xangdau.net