Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Việc cô lập Qatar đang đe dọa đến thoả thuận OPEC

Theo Bộ trưởng Ngoại giao UAE, việc phong tỏa Qatar có thể kéo dài trong một thời gian khá dài, ông nhấn mạnh rằng các quốc gia vùng Vịnh mà đã áp đặt lệnh trừng phạt này không tìm cách " khắc phục nhanh".

Bộ trưởng Ngoại giao UAE, ông Anwar Gargash, phát biểu với Bloomberg hồi đầu tuần này rằng sự cô lập sẽ được thực hiện trong nhiều tuần, nhiều tháng ... miễn là nó làm cho họ nhận ra rằng đây không phải là một cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đang tìm cách để khắc phục nhanh. Đây là một cuộc khủng hoảng mà chúng tôi muốn tìm hiểu ngọn nguồn, và chúng tôi muốn lấy đi sự ủng hộ to lớn của Qatar đối với chủ nghĩa cực đoan cũng như chủ nghĩa khủng bố mà chúng ta đang chứng kiến ​​ở khắp mọi nơi".

Bất chấp sự hăm dọa ầm ĩ, sự phong tỏa trong một tháng rưỡi vừa qua đã không đi theo kế hoạch. Qatar vẫn có thể nhập khẩu thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, trong khi xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của nước này đã không bị gián đoạn. Hơn thế nữa, sự bao vây của Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đã không thành công trong việc cô lập Qatar. Quả thực, Qatar đã xích lại gần hơn với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, một sự phát triển mà các quốc gia vùng Vịnh đang hy vọng tránh được.

Marc Lynch, thuộc đại học George Washington, theo tờ Washington Post, cho biết: "Cũng giống như cuộc chiến tranh thảm khốc ở Yemen, Ả-rập Xê-út và UAE cực kỳ phóng đại viễn cảnh thành công của họ và không có một kế hoạch B hợp lý trong trường hợp mọi thứ không đi theo kế hoạch. "Bộ tứ chống lại Qatar dường như đã đánh giá quá cao những nỗi sợ hãi của Qatar về sự cô lập từ các quốc gia vùng Vịnh GCC cũng như khả năng gây ra tổn thất của họ cho quốc gia láng giềng".

Chính phủ Mỹ đã và đang cố gắng hạ nhiệt trong khu vực này và giúp giải quyết cuộc khủng hoảng bằng biện pháp ngoại giao, dù vậy vẫn còn những cuộc công kích bằng lời phát biểu của Tổng thống Donald Trump tới Qatar. Ngoại trưởng Hoa Kỳ- Rex Tillerson đã qua lại giữa Kuwait, Qatar và Ả-rập Xê-út vào tuần trước để làm trung gian hòa giải, và mặc dù ban đầu không rõ là ông đã đi đến điều gì cụ thể, nhưng Mỹ và Qatar đã ký một thỏa thuận để chống lại tài trợ khủng bố, một động thái có vẻ như sẽ mang lại cho các quốc gia vùng Vịnh một vài sự an ủi trong khi đồng thời cũng lấy đi một chút tầm ảnh hưởng của họ.

Hôm thứ Ba, các quốc gia vùng Vịnh đã sửa đổi yêu cầu của họ đối với Qatar, một dấu hiệu cho thấy áp lực quốc tế đang bắt đầu đặt lên họ. 13 yêu sách ban đầu đã được cắt giảm xuống chỉ còn 6 điều, trong đó không còn yêu cầu đóng cửa hãng truyền thông Al-Jazeera của Qatar. Tuy nhiên, các quan chức vùng Vịnh đã tranh giành để giữ sự quyết tâm và sức mạnh sau việc sửa đổi. Abdallah Al-Mouallimi, Đại sứ Saudi tại U.N, cho biết, theo Wall Street: "Tất nhiên, tất cả chúng tôi đều vì cuộc thương lượng này nhưng sẽ không có sự thỏa hiệp về sáu nguyên tắc này".

Qatar cảm thấy rằng mình đã thắng được vòng đầu tiên trước các quốc gia vùng Vịnh tại phiên tòa dư luận ​​quốc tế.

Qatar vẫn khẳng định rằng việc phong tỏa sẽ có tác động nhỏ lên xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của minihf. "Mặc dù lệnh cấm vận bất hợp pháp đang được thi hành ở Qatar, nhưng nó chưa bao giờ làm bỏ lỡ một chuyến hàng đơn lẻ và không làm mất hình ảnh lâu đời của Qatar như là một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy đến tất cả mọi ngóc ngách trên thế giới", Mohammed al- Sada cho biết hồi đầu tháng này tại một hội nghị ngành công nghiệp.

Nếu có điều gì đó thì sự cô lập này đã thúc đẩy Qatar trở nên xông xáo hơn về mức độ sản xuất của mình. Vào đầu tháng 7, Qatar đã công bố kế hoạch tăng cường sản lượng khí đốt tự nhiên lên 30% trong vài năm tới. Nước này đang cố thu hút sự chú ý đến việc mở rộng mỏ dầu phía bắc rộng lớn, nằm trải dài tới vùng biển Iran (nơi được biết đến là South Pars). Ngoài ra, Tập đoàn dầu khổng lồ của Pháp, Total SA, vừa mới bắt đầu hoạt động trên một mỏ dầu của Qatar. Giám đốc điều hành của Total, Patrick Pouyanne, nói cách đây vài tuần trước: "Chúng tôi không lưỡng lự để đầu tư vào Qatar. Chúng tôi ở đây để kiếm lợi nhuận."

Điều mà vẫn còn được nhìn thấy là sự cô lập này làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ với những cắt giảm của OPEC như thế nào. Qatar không phải là một nhà sản xuất dầu lớn, nhưng đã hợp tác với các đối thủ trong khu vực thuộc OPEC để kiềm chế sản lượng, giúp đẩy mức tuân thủ cao. Tuy nhiên, đầu tuần này, Ecuador, một thành viên nữa của OPEC, tuyên bố sẽ không còn tuân thủ các biện pháp cắt giảm của nhóm vì gánh nặng tài chính. Việc phong tỏa Qatar vẫn chưa thể đẩy quốc gia vùng Vịnh này đến nỗi ra khỏi thỏa thuận. Về điểm đó, nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi toàn bộ mọi chuyện bắt đầu sáng tỏ.

Tuy nhiên, đó vẫn là sự suy đoán vào thời điểm này. Qatar vẫn đang tuân thủ các cam kết của mình và chưa thấy chuyến hàng chở dầu và khí đốt nào bị gián đoạn. Nhưng với cam kết từ các quốc gia vùng Vịnh để duy trì lệnh cấm vận trong một thời gian dài, thì sự tuân thủ đến tháng 3 năm 2018 không được đảm bảo.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM