Sau vài ngày tiếp nhận chi tiết thỏa thuận OPEC+, hầu hết nhà phân tích coi kết quả này là thành công. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có cạm bẫy trong thị trường dầu mỏ.
Kết quả của thỏa thuận OPEC+ rất ấn tượng. Tổ chức này sẽ cắt giảm tổng cộng 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu trong tháng 1/2019. Goldman Sachs cho biết sau khi thỏa thuận được thông báo “thỏa thuận này đưa ra cứu trợ cho các thị trường dầu mỏ, với giá dầu Brent ban đầu tăng 3 USD/thùng, và sự sụt giảm kèm theo tình trạng không rõ ràng của yếu tố cơ bản sẽ tiếp tục hỗ trợ giá sụt giảm và hàm ý sự biến động từ mức cao gần đây”.
OPEC sẽ cắt giảm 0,8 triệu thùng/ngày và các nhà sản xuất ngoài OPEC cắt giảm 0,4 triệu thùng/ngày. Chủ yếu, vì mức cơ sở để cắt giảm là tháng 10/2018 chứ không phải tháng 11/2018, nên mức độ cắt giảm là đáng kể. Standard Chartered cho biết “theo tính toán của chúng tôi, điều này nghĩa là sản lượng của OPEC trong tháng 1/2019 sẽ là 31,7 triệu thùng/ngày, ít hơn 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2018, giảm đáng kể từ sản lượng hiện nay so với mức cắt giảm 0,8 triệu thùng/ngày OPEC đề ra”. Saudi Arabia sẽ cắt giảm sản lượng xuống 10,2 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2019, giảm 0,9 triệu thùng/ngày so với mức tháng 11/2018.
Standard Chartered kết luận “chúng tôi nghĩ mức sản lượng dự kiến này sẽ cân bằng thị trường toàn cầu trong năm 2019”. Các nhà phân tích khác đã đồng ý. Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch viết “việc giảm đã công bố sẽ dẫn tới một thị trường dầu mỏ toàn cầu tương đối cân bằng và sẽ có thể đẩy giá Brent và WTI trở lại mức trung bình lần lượt như dự kiến của chúng tôi 70 USD/thùng và 59 USD/thùng trong năm 2019”.
Ngoài ra còn có tình trạng cắt giảm bắt buộc từ Canada - khoảng 325.000 thùng dầu mỗi ngày sẽ được dừng sản xuất trong tháng 1/2019 cho tới khi tồn kho dư thừa rút hết. Ngân hàng Commerzbank cho biết “kết hợp với việc cắt giảm sản lượng tại Canada, khoảng chưa tới 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày sẽ sẵn có trên thị trường trong đầu năm 2019. Điều này ít nhiều sẽ đủ để tái cân bằng thị trường dầu mỏ trong năm tới”.
Nhưng điều đó không phải tất cả. Mặc dù vài quốc gia khó khăn nhận được sự miễn trừ, gồm Libya, Iran và Nigeria, tỷ lệ sụt giảm tiếp là tương đối cao. Goldman Sachs dự báo những nước này sụt giảm 0,5 triệu thùng/ngày. Vì thế chúng ta sẽ có 1,2 triệu thùng giảm từ OPEC+, 0,5 triệu thùng/ngày sụt giảm sản lượng từ các nước được miễn trừ, và 325.000 thùng/ngày cắt giảm từ Canada. Vẫn có nhiều tình trạng không chắc chắn trong các điều khoản tuân thủ và các sự kiện bất ngờ, nhưng tổng thể lượng dầu sụt giảm có thể gần 2 triệu thùng/ngày.
Tất nhiên, mọi thứ không đơn giảm, và đặc biệt Saudi Arabia sẽ điều chỉnh mức sản lượng để phản ứng với tình trạng thị trường. Ví dụ nếu tổn thất từ Iran, Libya và Nigeria lớn hơn so với dự kiến, Riyadh có thể đưa nguồn cung trở lại thị trường. Như vậy nguồn cung sẽ không giảm 2 triệu thùng/ngày.
Hơn nữa, thiếu mức hạn ngạch sản lượng cụ thể cho từng quốc gia là một tình trạng không rõ ràng khác. Số liệu cứng về giảm sản lượng có thể cần thiết trước khi giá dầu có thể thực sự tăng cao hơn. Goldman Sachs nói “chúng tôi nhắc lại quan điểm rằng sự tăng giá bổ sung này sẽ cần được thúc đẩy trong những tháng gần đây bởi bằng chứng về việc thực hiện cắt giảm trong số liệu, cũng như việc bình thường hóa mức tồn kho vượt trội, mục tiêu ban đầu của thỏa thuận này”.
Tuy nhiên bức tranh nguồn cung có thể thắt chặt đáng kể khi chúng ta bước vào năm 2019. Nhiều nhà theo dõi dầu mỏ thấy một thị trường cân bằng ở đâu đó trong nửa đầu năm. Các nguồn cung cấp có thể hạn hẹp tiếp nếu chính quyền của Tổng thống Trump thực hiện các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt với Iran (các lệnh miễn trừ có thể hết hạn trong tháng 5/2019).
Nguồn tin: vinanet.vn