Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết tâm đẩy Iran ra khỏi thị trường dầu mỏ nhưng đã thất bại vì các đồng minh và các đối tác cũ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nỗ lực đẩy Iran ra khỏi thị trường dầu mỏ nhưng dường như không thành công.
Tàu chở dầu vẫn từ Iran tiếp tục đi đến châu Á và Địa Trung Hải. Tờ báo New York Times đã tiến hành điều tra và đưa ra tên của tất cả các công ty và tàu thuyền mua dầu của Iran.
Mỹ thất bại trong việc cô lập thị trường dầu mỏ ở Iran.
Tehran là một trong những nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Một năm trước, Iran đã cung cấp cho thị trường thế giới khoảng 2,5 triệu thùng mỗi ngày. Khách hàng mua chính là Châu Âu, Trung Quốc và các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm tới 500 nghìn thùng mỗi ngày.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ trừng phạt đối với những quốc gia mua dầu của Iran, nên đến tháng 4/2019 xuất khẩu của Iran đã giảm xuống còn 1 triệu thùng mỗi ngày.
Vào ngày 2/5, người đứng đầu Nhà Trắng đã hủy bỏ các ngoại lệ đối với tám nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất từ Iran. Một tháng sau, xuất khẩu dầu mỏ ở Iran giảm xuống mức 500 nghìn thùng mỗi ngày.
Đây là một hình phạt rất nặng đối với nền kinh tế của Iran, dẫn tới thu ngân sách giảm, tỷ giá tiền tệ giảm, lạm phát tăng. Đặc biệt việc Bắc Kinh từ chối mua dầu Iran đã giáng một đòn đau vào nền kinh tế nước này.
Nguyên nhân khiến Trung Quốc đồng ý ngừng mua dầu của Iran là vì Trung Quốc muốn hợp tác vời Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó khả năng ký kết thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ là rất lớn. Tuy nhiên, bây giờ tình hình đã khác.
Tờ báo New York Times viết, ít nhất 12 tàu chở dầu của Iran chứa đầy dầu đã được chuyển đến châu Á và Địa Trung Hải. Sáu tàu chở dầu trong số chúng đã được dỡ xuống tại các cảng ở Trung Quốc. Phần còn lại đã đi đến Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez. Các nhà phân tích tin rằng, chúng có thể đến Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Syria.
Có thể nói Tehran ủng hộ Damascus, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc thì sao? Sự bất hòa giữa Washington và Ankara ngày càng trở nên rõ ràng. Dường như không thể đàm phán với Hoa Kỳ và Bắc Kinh.
Vào ngày 19/7, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Hoa Kỳ “phải thay đổi hành vi của mình” vì áp lực của nó đối với Tehran. Trung Quốc mua dầu của Iran và đã công khai đứng về phía Tehran.
Vài ngày sau, vào ngày 22/7, Hoa Kỳ tuyên bố các lệnh trừng phạt đối với doanh nghiệp nhà nước Zhuha Zhenrong vì vi phạm lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ của Iran. Tiếp đó đề nghị đi trừng phạt công ty năng lượng Sinopec và các ngân hàng hàng đầu Trung Quốc.
Rõ ràng, các đối tác, các đồng minh cũ và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Hoa Kỳ bắt đầu phá hoại chế độ trừng phạt do Washington thiết lập một cách bất hợp pháp.
Nguồn tin: baodatviet.vn