Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Vì sao giá dầu giảm sâu, Mỹ méo mặt - Nga cười tươi?

Sức mua và lợi suất đồng RUB tăng, thương mại dầu mỏ bằng RUB tăng giúp Nga lợi nhiều nhất khi giá dầu tăng, thiệt ít nhất khi giá dầu giảm... 

Công nghiệp dầu mỏ Mỹ nghiêng ngả vì giá dầu giảm sâu

Truyền thông Mỹ cho hay giá dầu giảm sâu đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, khiến nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu cắt giảm đầu tư, khi lợi nhuận được dự báo sẽ sụt giảm mạnh trong bối cảnh thị trường sẽ yếu hơn vào năm 2019.

Một số nhà sản xuất dầu đá phiến hàng đầu của Mỹ - nhất là tại Bắc Dakota và Texas - cho biết đã phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu cho năm tới vì dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) gần đây đã giảm xuống dưới 50 USD/thùng - tồi tệ nhất trong bốn năm.

Vậy nhưng các nhà tài phiệt ngành năng lượng Mỹ cảm nhận vẫn có thể gặp nguy hiểm, nên ngoài việc cắt giảm kế hoạch chi tiêu, họ còn phải từ bỏ kế hoạch triển khai thêm các giàn khoan trong những tháng tới.

Giá dầu liên tục giảm sâu

Cuối tháng 12/2018, các hãng Diamondback Energy và Parsley Energy đã tuyên bố sẽ hủy bỏ kế hoạch bổ sung các giàn khoan dầu mới trong năm 2019, sau khi đã cắt giảm kế hoạch tài chính.

"Tình hình tồi tệ buộc chúng tôi phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu, đồng thời phải rút lại kế hoạch triển khai thêm các giàn khoan để tập trung tất cả vào khả năng phục hồi", Chủ tịch của Parsley Energy Matt Gallagher, cho biết.

CEO của Diamondback Energy Travis Stice thì cho hay: "Giá sản xuất đã ở gần mức chưa từng thấy kể từ cuối năm 2016 trong khi chi phí tăng tới 35%. Nếu giá dầu tiếp tục giảm, chúng tôi sẽ tiếp tục giảm hoạt động hay hoạt động cầm chừng".

Các nhà kinh tế Mỹ cho rằng giá dầu ở mức 50 USD/thùng sẽ không giết chết hoặc làm tổn hại đáng kể ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ, nhưng nếu giá dầu ở dưới ngưỡng 40 USD/ thùng thì công nghiệp dầu mỏ của Mỹ sẽ có thể sụp đổ.

Ông Tom Kloza thuộc Công ty nghiên cứu năng lượng toàn cầu OPIS cho biết: "Khi giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng, khi đó vấn đề suy thoái tiềm năng sẽ thành hiện thực, dù người Mỹ chưa bao giờ nghĩ kinh tế có thể bị suy thoái vào năm 2019".

Trong khi đó, theo OPIS, giá dầu xuất xưởng tại Mỹ thậm chí còn thấp hơn mức trung bình của thị trường. Chẳng hạn tại Midland, Texas - trung tâm sản xuất dầu lớn của Mỹ - dầu thô được bán ở mức thấp hơn thị trường từ 7,25-7,60 USD/thùng.

Ở Bakken, Bắc Dakota, mức giảm giá dầu còn lớn hơn do tình trạng thiếu đường ống dẫn nghiêm trọng hơn, thậm chí nhiều nhà sản xuất dầu đá phiến phải đề xuất trả nợ và lãi vay bằng dầu của họ".

Theo OPIS thì đây là một tình huống đáng báo động, trong khi các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ thí cho biết giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây là một "cú sốc" quá lớn đối với họ.

Giới tài phiệt ngành năng lượng Mỹ đã mệt mỏi với giá dầu giảm sâu

Theo giới chuyên gia, khi các công ty cắt giảm đầu tư, họ cũng cắt giảm lao động. Điều này sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cao hơn và ảnh hưởng đến GDP của các bang trong khu vực sản xuất dầu - cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ.

Ngoài ra, giá nhiên liệu thấp cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát của Mỹ, điều này - nếu nó nằm dưới mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang - có thể làm hỏng chu kỳ thắt chặt của FED, mang nước Mỹ đến gần hơn một cuộc suy thoái.

Giá dầu giảm, Mỹ thiệt hại nhiều hơn Nga?

Trong bối cảnh giá dầu giảm sốc thì đồng đô la lại nhảy múa, song giới phân tích cho rằng Nga được hưởng lợi nhiều hơn - chịu thiệt hại ít hơn Mỹ từ hai hiệu ứng đặc biệt này, dù Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Tại sao vậy?

Thứ nhất, cả tài chính công và tài chính doanh nghiệp của Nga đều mạnh hơn Mỹ, mà thể hiện ra ở đòn cân nợ - cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp.

Chính quyền Nga dưới thời Tổng thống Putin không thực hiện chính sách kích thích tăng trưởng bằng gia tăng nợ vay, trong khi chính quyền Mỹ cả dưới thời Tổng thống Obama lẫn thời Tổng thống Trump đều kích thích tăng trưởng dựa trên nợ vay.

Tăng trưởng dựa trên nợ vay là con dao hai lưỡi và khi kinh tế suy thoái thì đó sẽ là thảm hoạ. Ông Putin đã nhìn thấy sự nguy hại đó nên chọn tăng trưởng bền vững - chậm mà chắc - và vì vậy nợ chính phủ của Nga luôn ở mức thấp nhất.

Do không chính phủ Nga không thực hiện chính sách kích thích tăng trưởng bằng nợ vay nên doanh nghiệp Nga cũng "liệu cơm gắp mắm" và vì thế đòn cân nợ của doanh nghiệp Nga luôn ở mức an toàn. Vốn vay/Vốn sở hữu chủ <1.

Ngược lại chính phủ Mỹ khuyến khích vay không hạn chế nên doanh nghiệp Mỹ luôn mở rộng đầu tư bằng nợ vay, khiến đòn cân nợ của doanh nghiệp Mỹ luôn ở mức không an toàn. Vốn vay/Vốn sở hữu chủ >1.

Kích thích tăng trưởng bằng nợ vay là dao hai lưỡi với cả chính phủ và hệ thống doanh nghiệp Mỹ

Trong khi đó nợ chính phủ của Mỹ cũng tăng mạnh, song hành cùng nợ doanh nghiệp nên khi tài chính doanh nghiệp có vấn đề thì tài chính công cũng không thể cứu giúp và điều này khiến cho ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ hụt hơi khi giá dầu giảm sâu.

Chuyên gia Tom Kloza thuộc Công ty nghiên cứu năng lượng toàn cầu OPIS nhận định rằng giá dầu giảm sâu là thảm hoạ với những nhà sản xuất dầu có nợ vay lớn và đòn cân nợ ở mức không an toàn.

"Nếu nhà sản xuất có tài sản lớn và không có khoản nợ lớn nào - nghĩa là bảng cân đối tài chính sạch - thì giá dầu giảm không phải là vấn đề lớn. Nhưng thực sự các nhà sàn xuất dầu của Mỹ không có được điều đó", ông Kloza nhấn mạnh.

Vì nợ vay thấp, lãi vay ít nên lợi nhuận của những nhà sàn xuất dầu thô của Nga luôn được tối đa hoá, trong khi các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ nợ vay cao, lãi vay nhiều nên lợi nhuận luôn bị tối thiểu hoá và khi giá dầu giảm thì có thể thua lỗ.

Thứ hai, chính phủ Nga thực hiện chính sách kinh tế hướng tới nâng cao sức mua và gia tăng lợi suất cho đồng ruble, thực hiện thương mại dầu mỏ bằng đồng ruble.

Theo đánh giá của WB, qua so sánh giữa GDP và PPP của Nga cho thấy sức mua và lợi suất của đồng ruble (RUB) đã tăng mạnh, mà điều đó có được là nhờ Nga đã có một nền kinh tế hàng hoá đa dạng và phát triển mạnh mẽ.

Thực tế nền kinh tế Nga và đồng RUB đã độc lập hơn với đồng USD, giúp cho hoạt động kinh tế tại xứ sở bạch dương có độ miễn nhiễm cao với việc đồng USD nhảy múa, đảm bảo an toàn cho lợi ích của doanh nghiệp và giới đầu tư.

Bên cạnh đó là việc thiết lập Bước đệm tài chính an toàn cho nền kinh tế - hình thành từ lợi nhuận có được phần dầu bán giá trên 40 USD/thùng - đã đảm bảo kinh tế Nga luôn "thiệt đơn-lợi kép" trước mọi biến động của giá dầu.

Tăng sức mua và lợi suất cho đồng ruble là quyết sách đúng đắn của chính quyền Nga dưới thời Tổng thống Putin

Ngoài bảo vệ nền kinh tế, việc thiết lập Bước đệm tài chính còn tạo chất xúc tác tuyệt vời kết nối các cấu trúc vi mô của kinh tế Nga, gia tăng khả năng chống chọi cho nền kinh tế trước những tác động từ bên ngoài và những rung lắc từ bên trong.

Một là tạo sức ép giảm giá thành sản xuất dầu. Hai là tạo động lực phát triển công nghệ trong nước và gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trong kỹ thuật sản xuất dầu. Ba là tạo động lực sử dụng đồng ruble trong giao dịch dầu mỏ và cả ngoài dầu mỏ.

Sức mua và lợi suất đồng RUB tăng, giao dịch thương mại dầu mỏ bằng đồng RUB tăng cùng với chính sách đẩy mạnh khai thác, giúp cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga hưởng lợi nhiều nhất khi giá dầu tăng và thiệt hại ít nhất khi giá dầu giảm.

Thế mới thấy tầm nhìn và quyết sách của Tổng thống Putin quá chuẩn xác, nhờ đó đã đảm bảo cho nền kinh tế Nga, hệ thống doanh nghiệp Nga và người dân Nga luôn an toàn, dù đất nước Nga đang ở trong vòng vây trừng phạt-cấm vận của phương Tây.

Nguồn tin: baodatviet.vn

ĐỌC THÊM