Theo các nguồn tin của Reuters, kho cảng xuất khẩu dầu lớn nhất Venezuela đã hoạt động trở lại và hiện đang hoạt động với công suất 100% sau sự cố mất điện lần 2 vào đầu tuần trước, nhưng nhiều khả năng rắc rối vẫn chưa kết thúc.
Đợt mất điện gần đây nhất là sự cố mất điện thứ hai chỉ trong vài tuần, gây áp lực cho một ngành công nghiệp dầu mỏ vốn đã rất căng thẳng, đóng vai trò là huyết mạch của Venezuela. Sự cố mất điện lần đầu tiên vào đầu tháng 3 đã làm đóng cửa cảng dầu Jose lớn nhất nước, sau khi nhà máy thủy điện đập Guri, cung cấp năng lượng cho gần 80% đất nước, được cho là đã ngừng hoạt động.
Một số hoạt động sản xuất dầu cũng bị đóng cửa do cả hai sự cố mất điện, mà chế độ Maduro tuyên bố đây là một hành động phá hoại dưới bàn tay của Mỹ.
Mặc dù quy mô của những lần mất điện gần đây là rộng, nhưng việc mất điện ở Venezuela không có gì mới và hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng việc mất điện có thể là do việc bỏ bê nghiêm trọng cơ sở hạ tầng đã diễn ra trong nhiều năm. Cả Hugo Chavez và Nicolas Maduro đều buộc phải thực hiện các biện pháp cực đoan để giải quyết các vấn đề về điện, trong đó có việc thay đổi múi giờ để tận dụng tối đa thời gian ban ngày, cấm các thiết bị tiêu thụ nhiều điện như máy sấy tóc và quần áo và đóng cửa toàn bộ khu vực công.
Loạt sự cố mất điện gần đây không chỉ bóp nghẹt nguồn thu từ dầu thực sự của Venezuela mà nó còn khiến công dân của nước này rơi vào một tình trạng kinh dị hoàn toàn mới khi các bệnh viện không có điện và thiếu nguồn cung cấp thực phẩm.
Với nguồn doanh thu dầu đang cạn kiệt, Venezuela sẽ không có khả năng để có tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng nếu không có sự trợ giúp của một thực thể nước ngoài nào với một ví tiền lớn. Ngay cả nguồn lợi dầu mỏ ở nước ngoài cũng không còn mang lại nguồn doanh thu vì các lệnh trừng phạt mới đang hạn chế giao dịch tài chính từ quan hệ đối tác của Venezuela với các nhà máy lọc dầu ở cả Jamaica và Cộng hòa Dominican.
Nguồn tin: xangdau.net