Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Venezuela kêu gọi đàm phán lại hiệp ước OPEC

Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela, Eulogio Del Pino, tồn kho cao trên toàn cầu buộc phải đàm phán lại hiệp định cắt giảm sản lượng của OPEC.

Del Pino phát biểu với các phóng viên tại một hội nghị về năng lượng ở Kazakhstan rằng lượng hàng tồn kho vẫn cao hơn khoảng 300 triệu thùng so với mức bình thường.

Ông nói: "300 triệu thùng dầu đó sẽ ảnh hưởng đến đầu cơ trên thị trường”.

Libya và Nigeria, hai nước châu Phi nhận được sự miễn trừ khỏi thỏa thuận OPEC do những cuộc xung đột dân sự kéo dài, cũng nên đặt ra hạn ngạch, Bộ trưởng nói. Các cuộc họp với các bộ trưởng từ Trung Đông và Nga được dự kiến trong tương lai gần, ông nói thêm. Moscow và Riyadh đồng ý rằng việc cắt giảm nên tiếp tục cho đến tháng 6 năm 2018, nhưng các biện pháp hiện tại chỉ kéo dài cho đến tháng 3.

Thu nhập dầu thấp từ ba năm thị trường dầu ảm đạm đã làm cho Caracas khó khăn để nhập khẩu hàng hoá cho dân của mình, những người đang phải đối mặt với sự thiếu hụt hàng loạt nguồn cung thực phẩm và y tế. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang cứng rắn hơn trong lập trường chống lại chế độ của Tổng thống Nicolas Maduro.

Nhà Trắng đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với Caracas vào tuần trước, làm cho chính phủ lâm thời của Venezuela càng khó khăn hơn để bảo đảm ngân sách khi Venezuela đang rơi vào tình trạng vỡ nợ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký sắc lệnh ngăn không cho các tổ chức tài chính Mỹ tài trợ các khoản tiền mới cho Venezuela hoặc cho công ty dầu khí PDVSA. Citgo cũng sẽ bị cấm đổi lợi nhuận từ ngoại tệ thành đồng nội tệ - tiếp tục cô lập Caracas khỏi các thị trường tài chính quốc tế.

Nhà trắng sẽ chặn những nỗ lực của Kremlin để mua lại được phần lớn Citgo của Venezuela. Trước thông báo này, Rosneft đã đồng ý mua lại một nửa số cổ phần của Citgo để đổi lấy khoản vay trị giá 1,5 tỷ đô la vào năm 2016. PDVSA đã chấp nhận thỏa thuận này, khiến các nhà lập pháp Hoa Kỳ lo ngại rằng công ty của Nga sẽ kiểm soát gần 5% công suất lọc dầu của Mỹ thông qua việc mua lại.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM