Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela đã và đang bóp nghẹt nền kinh tế nước này với nỗ lực lật đổ chính quyền Nicolas Maduro, nhưng cho đến nay, những biện pháp trừng phạt này vẫn chưa hoàn toàn thành công. Lý do: Venezuela vẫn đang xuất khẩu dầu.
Tính cho đến nay vào tháng 11, theo dữ liệu của OilX, Venezuela đã xuất khẩu trung bình 530.000 thùng/ngày, tăng từ 523.000 thùng/ngày của tháng 10.
Bloomberg đưa tin, trích dẫn dữ liệu vận chuyển, rằng Venezuela đã bốc dỡ gần 11 triệu thùng dầu thô chỉ trong 11 ngày đầu tháng 11, cao hơn gấp hai lần so với cùng kỳ tháng trước. Hầu hết dầu dường như đã đi đến Ấn Độ và Trung Quốc, với một nửa số tàu vận chuyển đang tắt bộ tiếp sóng để tránh bị phát hiện.
Đây là chiến thuật hiện nay đang được Iran sử dụng để xuất khẩu dầu trong bối cảnh cũng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Việc tắt thiết bị định vị địa lý là những gì mà các tàu chở dầu Iran đang làm khi họ rời cảng -hoặc ở vùng biển -và họ chỉ tắt chúng khi đến gần cảng cập bến. Việc chuyển hàng từ tàu này sang tàu khác đã giúp Tehran tiếp tục nguồn thu nhập từ dầu mỏ bất chấp lệnh trừng phạt.
Những chiến thuật tương tự này cũng đang được Venezuela sử dụng.
Sản lượng dầu thô của Venezuela vào tháng 9 trung bình chỉ đạt 644.000 thùng/ngày, theo Báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất của OPEC. Con số đó đã giảm so với 727.000 thùng/ngày của tháng 8 và trung bình 975.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm nay.
Vào tháng 9 năm 2018, Venezuela đã bơm hơn gấp đôi mức tháng 10, ở mức 1,354 triệu thùng/ngày.
Điều này cho thấy các lệnh trừng phạt đang có tác dụng hạn chế sản xuất dầu, nhưng chúng không thể kìm hãm xuất khẩu của Venezuela về 0. Nước này có các thỏa thuận đổi dầu lấy tiền mặt với Trung Quốc và Nga, và mặc dù họ phải vật lộn để trả khoản nợ này với số lượng dầu hạn chế, nhưng họ đang thanh toán một số khoản nợ mà rõ ràng là không vi phạm bất kỳ lệnh trừng phạt nào.
Một dữ liệu của Bloomberg gần đây phát hiện rằng Dragon- một tàu chở dầu thô rất lớn được gắn cờ Liberia, có tín hiệu GPS cuối cùng xuất phát từ bờ biển Pháp. Tuy nhiên, hóa ra tàu chở dầu này lại ở ngoài khơi Venezuela, nơi nó đã nạp 2 triệu thùng dầu thô cho Roseft của Nga, một trong những chủ nợ lớn nhất của Venezuela.
Cả công ty Nga và hãng điều hành Dragon đều nói với Bloomberg rằng họ không vi phạm bất kỳ lệnh trừng phạt nào. Cách mà Rosneft đang làm điều này là bán dầu và nhận lại nhiên liệu. Đây là cách Ấn Độ đã nhận được một số lô dầu của Venezuela bất chấp áp lực từ Washington để cắt đứt hoàn toàn việc nhập khẩu này.
Vì vậy, có nhiều cách để tránh sự phát hiện từ các bên bị trừng phạt ở trên biển và Venezuela đã sử dụng chúng, giống như Iran.
Việc thực hiện tắt thiết bị phát sóng thậm chí còn trở nên phổ biến hơn gần đây, sau khi Washington áp lệnh trừng phạt đối với một số chủ tàu của Trung Quốc vì vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran. Trong khi đó, nhập khẩu dầu Trung Quốc từ việc chuyển dầu từ tàu này sang tàu khác đã tăng gấp ba lần trong tháng 9, với rất nhiều dầu đến từ Iran hoặc Venezuela, theo các nhà phân tích.
Venezuela chắc chắn không vui trong việc cố gắng duy trì ngành dầu mỏ ctrong bối cảnh các lệnh trừng phạt và sự suy tàn sau nhiều năm thiếu đầu tư vào lĩnh vực bảo trì thiết bị và mỏ dầu. Tuy nhiên, sự thật cơ bản nhất của kinh tế học cơ bản đang giúp nước này đi theo: miễn là có cầu, thì sẽ có cung.
Vẫn có nhu cầu dành cho dầu của Venezuela, và miễn là vẫn còn nhu cầu thì Venezuela sẽ tìm cách vận chuyển dầu ra nước ngoài.
OPEC và Nga sẽ họp vào tháng tới để thảo luận về các bước tiếp theo trong quan hệ đối tác và thỏa thuận cắt giảm sản xuất.
Nguồn tin: xangdau.net