Loại vật liệu mới được phát triển bởi các nhà khoa học Trung Quốc hứa hẹn sẽ giảm thiểu lượng carbon dioxide trong tương lai.
Một loại vật liệu mới được làm từ một lớp siêu nhỏ cobalt có thể chuyển đổi carbon dioxide thành một loại nhiên liệu được gọi tên là formate. Đây là loại nhiên liệu khi đốt sẽ không phát thải ra các loại khí độc hại.
Được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc thuộc Phòng thí nghiệm Khoa học vật lý quốc gia Hefei, loại vật liệu mới này có thể sẽ là một cách để đối phó với 36 gigaton CO 2 mà chúng ta thải vào khí quyển mỗi năm do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
CO 2 liệu có thể thực sự biến thành nhiên liệu sạch?
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã phải mất nhiều thập kỷ để tìm cách chuyển hóa CO 2 thành một cái gì đó hữu ích. Và loại vật liệu mới này có thể sẽ là một trong những lựa chọn hứa hẹn nhất mà chúng ta có cho đến nay.
"Đây là một bước đột phá trong khoa học cơ bản", Karthish Mathiram, một kỹ sư hóa học thuộc Viện Công nghệ Califoria nói. - "Chắc chắn sẽ mất nhiều năm trước khi vật liệu này được thương mại hóa. Tuy nhiên, tất cả những số liệu đều cho thấy, phản ứng của về tính thương mại hóa của loại vật liệu này là rất tích cực".
Theo các nhà khoa học, formate chỉ dày bằng khoảng bốn nguyên tử, được cấu tạo bởi một lớp cobalt nguyên chất siêu mỏng và một lớp hỗn hợp oxide cobalt kim loại.
Họ cho vật liệu này chạy một quá trình được gọi là electroreduction (giảm điện hóa của carbon dioxide), trong đó cho một dòng điện nhỏ chạy qua vật liệu để thay đổi cấu trúc phân tử CO 2 bên trong, tạo ra một loại nhiên liệu đốt sạch.
Herkewitz giải thích, khi một dòng điện được áp dụng cho các vật liệu nano cobalt sẽ khiến các phân tử bên trong vật liệu tương tác với các phân tử CO 2 . Quá trình này cũng khiến các nguyên tử hydro (trong đó có một electron và một proton) được gắn vào nguyên tử carbon của phân tử CO 2 .
Khi điều đó xảy ra, một electron bổ sung được đẩy vào một trong các nguyên tử oxy trong carbon dioxide. Từ đó, CO 2 sẽ trở thành CHOO-, hay còn gọi là formate - loại nhiên liệu được sử dụng như một nguồn năng lượng sạch.
Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Nature.
Nguồn tin: Khám Phá