Ủy ban giám sát cắt giảm sản xuất OPEC/ngoài OPEC gặp nhau từ vào cuối tuần trước ở Nga với sự thiếu vắng tư vấn từ các chuyên gia phân tích, các chuyên gia tư vấn và các nhà bình luận trênTwitter về việc làm thế nào để thúc đẩy được niềm tin của thị trường dầu cho hiệp ước này.
Với giá vẫn trì trệ dưới phạm vi 55-60 USD/thùng mà một số bộ trường đã nói rằng họ đang mục tiêu, một số nhà quan sát thị trường cho biết OPEC và các đối tác ngoài OPEC không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm mạnh để bù đắp cho sản lượng tăng từ việc miễn trừ cho Nigeria và Libya, cũng như sự tuân thủ giảm sút các thành viên khác.
Ở một khía cạnh khác, một số chuyên gia cho rằng liên minh sản xuất này làm đủ tốt với thỏa thuận này và để cho thị trường tự cân bằng, hơn là vỗ béo cho các nhà khai thác đá phiến của Mỹ, đang quá hạnh phúc khi lấy được thị phần đã được hy sinh bởi hiệp ước giảm sản xuất trong vào ngoài OPEC.
Dựa vào những bình luận công khai trong những tuần gần đây, các thành viên chủ chốt Saudi Arabia và Nga đang nghiêng về khả năng giữ nguyên hiện trạng, với các bộ trưởng cho biết vẫn còn quá sớm để kêu gọi cắt giảm sâu hơn, đặc biệt là khi mùa hè đang diễn ra.
Matthew Reed, chuyên gia phân tích của hãng tư vấn Foreign Reports ở Trung Đông, theo sát chính sách năng lượng cho biết, "còn quá sớm để thay đổi chiến lược khi câu hỏi chính là tiến trình này có thể thực hiện đến mức nào trong quý 3 đến quý 4."
Ủy ban này gồm các bộ trưởng từ Kuwait, Nga, Venezuela, Algeria và Oman, có nhiệm vụ xem xét việc tuân thủ thỏa thuận và theo dõi điều kiện thị trường.
Nó được trao quyền khuyến nghị bất kỳ thay đổi nào đối với thỏa thuận này khi ủy ban cảm thấy phù hợp và với những hồi phục đáng kể về sản lượng từ Libya và Nigeria trong những tháng gần đây, cùng với tuyên bố của Ecuador hôm thứ Ba tuần trước rằng họ sẽ rút lui khỏi thỏa thuận này đang khiến cho thị trường không rõ ủy ban này có thể sẽ làm gì.
Các quan chức kỹ thuật của ủy ban này đã họp tại Saint Petersburg hôm thứ Bảy tuần trước, tiếp theo là một cuộc họp cấp bộ trưởng hôm nay.
Trong khi các cuộc thảo luận kín này chắc chắn sẽ ở phạm vi rộng và thậm chí có thể gây tranh cãi, nhiều nhà phân tích nói rằng bất kỳ thay đổi nào trong thỏa thuận, bao gồm cả sản lượng sản xuất của Libya và Nigeria sẽ không được tuyên bố cho đến cuộc họp tiếp theo của OPEC vào ngày 30/11 hoặc ít nhất là cho đến sau mùa hè.
Tamas Varga, chuyên gia phân tích cho công ty môi giới dầu mỏ PVM Associates, cho biết "linh cảm của tôi là OPEC và Saudi Arabia sẽ đợi cho đến khi số liệu cán cân cung/cầu vào tháng 7 được đưa ra trước khi có bất kỳ quyết định nào.” “Cuối cùng, nửa sau của năm nay sẽ có bước nhảy vọt lớn trong nhu cầu dầu thô của OPEC".
Tuy nhiên, một số nhà phân tích của Nga đã chỉ ra rằng Nga, trong khi công khai ủng hộ thỏa thuận này, đang kỳ vọng Saudi Arabia, là nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, có phản ứng nguồn cung tăng của Libya và Nigeria.
Hiệp định này, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và gần đây đã được kéo dài đến tháng 3 năm 2018 với lượng hàng tồn kho vẫn còn khá cao, kêu gọi OPEC và 10 nhà sản xuất không thuộc OPEC dẫn đầu là Nga cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày.
Saudi với khả năng cắt giảm
Hãng tư vấn Consultancy Petroleum Policy Intelligence hôm thứ Tư tuần trước cho biết Saudi Arabia đang cân nhắc cắt giảm xuất khẩu 1 triệu thùng/ngày, trong số các giải pháp khác, nhằm đáp ứng đòi hỏi của Nga cho rằng nước này cần hỗ trợ giới hạn nguồn cung cho Libya và Nigeria.
Trong khi nhiều nhà phân tích khác cho rằng một động thái quyết liệt của Saudi là khó có khả năng, Sara Vakhshouri, chủ tịch công ty tư vấn SVB Energy International, lưu ý rằng sản lượng của vương quốc này vẫn còn cao hơn đáng kể so với mức sản xuất vào tháng 11 năm 2014 khi OPEC thực hiện chiến lược bảo vệ thị phần.
Sản lượng của Saudi là 9,97 triệu thùng/ngày trong tháng 6, theo số liệu khảo sát Platts, so với mức 9,60 triệu thùng/ngày vào tháng 11 năm 2014.
Điều đó có nghĩa là Saudi Arabia về mặt lý thuyết có thể vẫn con chỗ để cắt giảm hơn nữa, nếu nước này quyết định làm như vậy, Vakhshouri nhận định.
"Các quan chức xăng dầuSaudi trong những dịp khác nhau đã phát tín hiệu rằng họ không chỉ quan tâm đến việc duy trì thị phần của mình mà còn để kiểm soát và quản lý thị trường," bà nói.
Nếu Saudi Arabia đã đồng ý cắt giảm, sự mất cân bằng dầu nặng/dầu nhẹ trên thị trường có thể sẽ trầm trọng thêm. Sự dư thừa hiện nay trong thị trường dầu mỏ chủ yếu là dầu ngọt nhẹ, do sự tăng trưởng sản lượng từ khai thác đá phiến Mỹ, cùng với Libya và Nigeria.
Saudi Arabia và hầu hết các thành viên quan trọng của OPEC ở khu vực Trung Đông, những thành viên đã phải chịu phần lớn các khoản cắt giảm này, phần lớn sản dầu chua nặng, và thị trường dầu thô đó crudes đang thắt chặt lại bởi thỏa thuận này.
Kết quả là sự chênh lệch giá giữa dầu nặng và nhẹ đã thu hẹp đáng kể, ảnh hưởng tiêu cực đến mức lợi nhuận của nhà máy trong khu vực khát dầu châu Á, nơi các nhà máy lọc dầu được tối ưu hóa để sử dụng dầu nặng.
Nếu dầu nhẹ trở nên cạnh tranh hơn về giá cả do cắt giảm hơn nữa của Saudi Arabia, "cuộc chiến giành thị phần châu Á sẽ tăng lên," Varga nói.
Nói một cách khác, Saudi Arabia, tiếp tục sản xuất dầu nhẹ, trong khi họ cắt giảm sản lượng trong khai thác dầu nặng, có thể bị thuyết phục để thay đổi sự cân bằng sản xuất của mình, Vakhshouri nói.
Tín hiệu Lybia, Nigeria
Giới hạn sản lượng Libya và Nigeria sẽ hỗ trợ nguồn cung thừa dầu ngọt nhẹ và chênh lệch giá mở rộng ra.
Tuy nhiên, không có quốc gia nào có ý định đồng ý hạn chế sản xuất với giám đốc công ty dầu mỏ quốc gia của Libya NOC nói rằng tình huống nhân đạo của đất nước ông nên được tính đến và Bộ Dầu mỏ Nigeria coi việc phục dầu trong những tháng gần đây là "không ổn định."
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết thị trường sẽ tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy ủy ban giám sát ít nhất cũng xem xét các lựa chọn của mình về việc làm thế nào để giải quyết bất kỳ mức tăng nào hơn nữa từ Libya và Nigeria, để không làm tăng thêm nguồn cung thừa.
Đại diện của cả hai nước đã được mời tham dự cuộc họp để giải thích triển vọng sản xuất của họ.
Joe McMonigle, chuyên gia phân tích của Hedgeye, cho biết: "Ngày càng có vẻ như thời gian miễn trử khỏi thỏa thuận của họ đang gần kết thúc.” "Có một cách để buộc họ tham gia bằng cách cung cấp một số điều kiện thoát khỏi thỏa thuận nếu có gián đoạn."
Đối với Nga, các chuyên gia nói họ không mong đợi nước này đồng ý với bất kỳ sự cắt giảm nào khác ngoài 300.000 thùng/ngày mà họ cam kết.
Alexander Kornilov, một nhà phân tích của Aton Capital, cho biết nhiều công ty dầu mỏ của Nga đã buộc phải hạn chế sản xuất do thỏa thuận này không thuyết phục về hiệu quả cắt giảm.
"Tôi nghĩ rằng họ cũng cảm thấy rằng đó là một đề xuất thất bại và đá phiến sét sẽ ngày càng trở nên cạnh tranh hơn và bạn sẽ tiếp tục mất thị phần," ông nói thêm rằng các công ty Nga có thể sẽ tuân thủ thỏa thuận của mình trong khung thời gian hiện tại, nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều để đảm bảo sự hợp tác của họ nếu thỏa thuận phải được mở rộng hơn nữa.
Nguồn: xangdau.net