Thị trường dầu mỏ đang "đi đúng hướng", một ủy ban giám sát thỏa thuận giảm sản lượng trng/ngoài OPEC cho biết hôm thứ Năm, với nguồn cung cắt giảm đang khiến cho tồn kho thương mại và lưu trữ nổi giảm đáng kể.
Tuy nhiên, việc mở rộng cắt giảm, sẽ hết hạn vào tháng 3 năm 2018, vẫn còn đang được thảo luận, ủy ban này cho biết.
Các nguồn tin cho biết rằng nhà sản xuất lớn nhất OPEC Saudi Arabia và nhà sản xuất lớn nhất thế giới Nga đã thảo luận về việc giab hạn hiệp ước thêm ba tháng cho đến tháng 6 để tăng cường niềm tin của nhà giao dịch rằng 24 nước tham gia cắt giảm sẽ không làm thị trường tràn ngập dầu thô ngay sau khi hiệp ước hết hạn.
Việc mở rộng như vậy có thể sẽ nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo của OPEC vào ngày 30 tháng 11, theo các nguồn tin.
Mặc dù giá dầu đã được củng cố vào mùa hè này với số liệu cho thấy nhu cầu mạnh mẽ và lượng hàng tồn kho giảm, đặc biệt ở Mỹ, "khi chúng ta bước vào mùa thấp điểm và khi tâm lý thị trường có xu hướng tiếp tục bi quan, tốt nhất nên loại bỏ viễn cảnh không- quyết định gia hạn ra khỏi tâm trí của mọi người," ông Michael Cohen, chuyên gia phân tích hàng hóa năng lượng cho Barclays cho biết.
Ông nói thêm rằng nếu cắt giảm hết hạn vào tháng 3, nhiều dự báo cho thấy một "sự gia mạnh mẽ" thặng dư trong thị trường vào mùa xuân.
Ủy ban này, bao gồm Kuwait, Nga, Venezuela, Algeria và Oman, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra bởi OPEC nói rằng "sẽ tiếp tục theo dõi các yếu tố khác trong thị trường dầu mỏ và ảnh hưởng của chúng đối với quá trình tái cân bằng thị trường đang diễn ra".
"Tất cả các lựa chọn, bao gồm cả việc gia hạn tuyên bố hợp tác chung sau [Tháng Ba], đều được mở ra để đảm bảo rằng mọi nỗ lực nhằm tái cân bằng thị trường được thực hiện vì lợi ích của tất cả mọi người"
Gary Ross, trưởng bộ phận dầu mỏ toàn cầu tại PIRA Energy, một công ty con của Platts, cho biết ông dự đoán gia hạn kéo dài thêm ba tháng là bước tiếp theo, với quan điểm tiếp tục cắt giảm "mãi mãi".
Thỏa thuận này bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kêu gọi 14 quốc gia OPEC và 10 nhà sản xuất ngoài OPEC cắt giảm 1.8 triệu thùng/ngày, đã được gia hạn một lần. Tại cuộc họp ở Vienna vào tháng 5, các đại biểu đã đồng ý tiếp tục cắt giảm trong thời hạn 9 tháng nữa đến tháng 3 năm sau.
Joe McMonigle, nhà phân tích chính sách năng lượng cao cấp tại Hedgeye Potomac Research cho biết: "Sự mở rông trong tháng 11 tôi sẽ nghĩ rằng họ sẽ hành động tối thiểu. Thị trường sẽ tìm kiếm hành động mạnh mẽ hơn, như cắt giảm sâu hơn."
Thảo luận về sự tuân thủ
Ủy ban giám sát này, đã chốt mức tuân thủ cắt giảm của 24 quốc gia ở mức 94%, dự kiến sẽ họp lại ở Vienna vào ngày 22 tháng 9.
Tuy nhiên, sự tuân thủ này đã không đạt được như nhau, với một số thành viên, đặc biệt là Saudi Arabia, đang tuân thủ vượt cam kết cắt giảm trong suốt quá trình thực hiện thỏa thuận cho đến nay để bù đắp cho sự tuân thủ thấp hơn của các nước khác.
Các quan chức kỹ thuật của ủy ban này đã tổ chức hai cuộc họp vào đầu tháng này để kêu gọi các quốc gia ít tuân thủ hơn bao gồm có UAE, nơi tổ chức một trong hai cuộc họp, tích cực tham gia đóng góp hơn nữa.
Iraq, nước đang là một trong những thành viên tuân thủ kém nhất, cũng là trọng tâm của áp lực OPEC. Đất nước này ban đầu miễn cưỡng tham gia hiệp ước, tìm kiếm sự miễn trừ vì cho rằng cần phải có nguồn thu để tài trợ cuộc chiến chống lại nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo.
Các quan chức Saudi, trong đó có Bộ trưởng Năng lượng Khalid al-Falih, người đã cảnh báo rằng ông sẽ không dung túng cho "những thành viên hưởng lợi" trong thỏa thuận này, đã tổ chức các cuộc họp cấp cao với các đối tác từ Iraq trong vài tuần gần đây để thảo luận về một loạt các vấn đề, bao gồm hiệp ước giảm sản xuất.
Iraq đã sản xuất 4,47 triệu thùng/ngày trong tháng 7, theo báo cáo về thị trường dầu hàng tháng mới nhất của OPEC, sử dụng những ước tính bên ngoài. Con số này cao hơn nhiều so với hạn ngạch của hiệp ước là 4,35 triệu thùng/ngày.
Helima Croft, người đứng đầu phòng chiến lược hàng hóa toàn cầu của RBC Capital Markets, cho biết: "Tôi nghĩ rằng sự mở rộng kinh tế/ngoại giao của Saudi Arabia đối với Iraq giúp duy trì được họ cho lần gia hạn tháng 6.”
Đối với cuộc họp vào ngày 22 tháng 9, ủy ban giám sát cho biết họ sẽ mời các đại diện của Libya và Nigeria để giải thích triển vọng sản xuất của họ.
Hai nước này được miễn trừ tham gia đóng góp cắt giảm vì họ đang phải giải quyết tình trạng bất ổn nội bộ, đã tăng sản lượng đáng kể trong vài tháng qua do tình hình an ninh đã được cải thiện.
Nigeria cho biết họ sẽ tham gia cắt giảm khi sản xuất ổn định ở mức 1,8 triệu thùng/ngày, trong khi Libya đã chỉ ra mục tiêu sản xuất là 1,25 triệu thùng/ngày.
Sản lượng Libya đứng ở mức 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7, tăng 450.000 thùng/ngày so với tháng 4, theo báo cáo thị trường dầu mỏ mới nhất của OPEC, trong khi Nigeria là 1.75 triệu thùng/ngày, tăng 240.000 thùng/ngày vào tháng 4.
Nguồn: xangdau.net