Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

UAE sẽ rút khỏi OPEC?

OPEC đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề do đại dịch và kéo theo nhu cầu dầu sụt giảm, và công việc của tổ chức này giờ đây có thể trở nên khó khăn hơn đáng kể khi các thành viên cân nhắc về những ưu điểm của việc ở lại với nhóm so với bất lợi của việc thực hiện nhiệm vụ hạn chế sản xuất nghiêm túc và khốn khổ. Và UAE được cho là đang làm điều đó. Trong khi đó, giá dầu đã thực sự không thể phục hồi đến mức mà hầu hết các thành viên OPEC cần, làm tăng thêm tình trạng khó khăn mà hầu hết các thành viên OPEC đều đang gặp phải.

Hầu hết các thành viên OPEC đều có ngân sách phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ dầu mỏ - thu nhập từ dầu mỏ đã bị giảm do giá dầu lao dốc, và theo sau đó là việc cắt giảm sản lượng theo yêu cầu tvới nỗ lực tái cân bằng thị trường dư cung và giữ giá ở mức chấp nhận được. Và mặc dù OPEC hầu như sẽ phủ nhận rằng việc củng cố giá là mục tiêu của họ, nhưng có rất ít sự khác biệt ở đó.

Hôm thứ Sáu, tin đồn xuất hiện rằng UAE đang cân nhắc những ưu và nhược điểm với tư cách thành viên OPEC.

Theo Energy Intel, mặc dù chưa chính thức công bố quyết định hoặc thậm chí chính thức thông báo rằng họ đang xem xét rút khỏi nhóm, nhưng UAE được cho là đang có các cuộc thảo luận nội bộ về việc hợp tác của mình với OPEC.

Dấu hiệu đầu tiên ủng hộ quan điểm rằng UAE có thể không hài lòng với tư cách thành viên của mình xuất hiện vào thứ Ba khi UAE đề nghị với nhóm rằng tất cả các thành viên trước tiên nên tuân thủ hạn ngạch sản xuất hiện có của họ trước khi xem xét việc gia hạn những cắt giảm đó, theo Energy Intel.

Nhưng còn nhiều hơn thế nữa. Các quan chức UAE, những người đã nói chuyện riêng, cũng đang đặt câu hỏi liệu tư cách thành viên OPEC của họ có vì lợi ích lâu dài của nước này hay không, với triển vọng khó khăn về nhu cầu dầu và họ cần kiếm tiền từ các nguồn dầu mỏ để tránh tài sản bị mắc kẹt, Energy Intel cho biết.

Một số người ở UAE cũng tin rằng, Nga cũng cho như vậy, rằng việc OPEC cắt giảm sản lượng đã nâng giá dầu lên đủ để khuyến khích đá phiến của Mỹ - một đối thủ cạnh tranh khốc liệt và kiên cường. Ý tưởng này cũng là nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ thỏa thuận OPEC hồi tháng 3 khi Nga và Ả Rập Xê Út làm ngập lụt thị trường bằng dầu sau khi Nga từ chối tham gia cắt giảm hơn.

Tất nhiên, những cân nhắc riêng tư này chỉ có thể chỉ ra rằng UAE đang cố gắng tìm kiếm một thỏa thuận tốt hơn từ OPEC liên quan đến việc cắt giảm sản lượng.

Nhưng liên minh này rõ ràng là đang rất mong manh, và bằng chứng là sự sụp đổ của thỏa thuận hồi đầu năm. Nếu UAE ngừng tuân thủ thì những nước khác chắc chắn cũng sẽ làm theo.

Hiện tại, OPEC chủ yếu được hợp tác với nhau bởi giữa Nga và Saudi Arabia. Nhưng đó cũng là chuyện dĩ vãng. Ả-rập Xê-út hiện bất bình với các thành viên không tuân thủ sau khi gánh vác hơn một năm việc cắt giảm sản lượng nhiều hơn để duy trì mức tuân thủ của nhóm gần mức có thể chấp nhận được.

Ả-rập Xê-út đã cho thấy họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ này nữa đối với nhóm và đã chuyển sang lập trường kiên quyết hơn, rằng từng thành viên OPEC phải tuân thủ cắt giảm sản lượng của họ, đồng thời cam kết không hạn chế sản lượng của chính họ nhiều hơn để bù đắp cho những nước (chẳng hạn như Iraq) không đạt yêu cầu cắt giảm sản lượng của họ.

Những diễn biến này làm dấy lên những câu hỏi đáng lo ngại về sự mong manh của liên minh OPEC +. Cuộc họp kỹ thuật kết thúc mà không thống nhất được cách giải quyết sẽ được đề xuất cho cuộc họp chính thức vào ngày 30 tháng 11 và ngày 1 tháng 12. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cuộc họp sắp tới, với nhiệm vụ đặt ra các mục tiêu sản xuất cho năm 2021, sẽ rất khó khăn.

Và nếu tháng Ba có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sụp đổ thỏa thuận thì có thể đồng nghĩa thế giới sẽ lại ngập trong dầu mỏ, khi mỗi thành viên OPEC + cố gắng giành lại bất kỳ thị phần nào mà họ đã mất trong thời gian thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng nghiêm ngặt.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM