Giá dầu đã giảm khoảng 3 USD/thùng khi thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày hôm nay, phản ánh lo sợ dư cung sau khi Saudi Arabia và Nga hoãn cuộc họp về khả năng một thỏa thuận cắt giảm mới tới thứ năm (ngày 9/4/2020).
Cuối tuần trước, giá dầu đã tăng vọt, cả dầu WTI và Brent có tuần tăng mạnh nhất theo phần trăm do hy vọng OPEC và các đồng minh sẽ đạt được một thỏa thuận cắt giảm sản lượng toàn cầu.
Dịch bệnh Covid-19 gây bởi virus corona chủng mới đã làm giảm nhu cầu và cuộc chiến giá kéo dài một tháng giữa Saudi Arabia và Nga khiến thị trường tràn ngập dầu thô. Trong tháng này giá dầu đã lao dốc mạnh khi thị trường đợi kế hoạch cắt giảm sản lượng từ OPEC và các đồng minh.
Cuối tuần qua, Saudi Arabia đã gửi tín hiệu rằng một thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể được tiến hành, khả năng kìm hãm đà giảm giá. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ gây áp lực cho Saudi Arabia và các đồng mình để có một thỏa thuận như vậy.
Dầu thô giảm 2,12 USD hay 6,2% xuống 31,99 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất phiên tại 30,03 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 2,04 USD/thùng hay 7,3% xuống 26,3 USD/thùng.
Quyết định trì hoãn công bố giá quốc tế của Saudi Arabia lần đầu tiên cho thấy họ không muốn thị trường tràn ngập dầu thô giá thấp trước khi có thỏa thuận tiềm năng.
Vương quốc này đã trì hoãn cho tới thứ sáu (ngày 10/4) để chờ kết quả cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh liên quan tới khả năng cắt giảm sản lượng.
Trong ngày 4/4/2020 Tổng thống Trump cho biết ông sẽ áp dụng thuế quan với sản lượng của Saudi Arabia và Nga, khả năng sẽ làm tăng tốc cắt giảm sản lượng.
OPEC và các đồng minh của họ đã hoãn một cuộc họp khẩn cấp dự định vào ngày hôm nay (ngày 6/4), nơi việc cắt giảm sản lượng dầu có thể được thỏa thuận. Một nguồn tin của Saudi Arabia cho biết vương quốc này hiện nay sẽ tổ chức một cuộc họp thông qua truyền hình vào ngày 9/4 và việc chậm trễ để cho phép có thêm thời gian cho các nhà sản xuất khác tham gia.
Ngày 3/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổi lỗi giá dầu sụt giảm cho Saudi Arabia, kéo theo phản ứng tranh cãi về những khẳng định của Putin từ Riyadh trong ngày hôm sau.
OPEC và các đồng minh đang làm việc để đưa ra một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu chưa từng có khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu trong những gì họ dự kiến là nột nỗ lực toàn cầu gồm cả các quốc gia nhà nước không thực hiện kiểm soát đối với sản lượng như Mỹ.
Tuy nhiên, ông Trump đã không khẳng định thực hiện các bước phi thường thuyết phục các công ty Mỹ cắt giảm sản lượng.
Per Magnus Nysveen, giám đốc phân tích tại Rystad Energy cho biết sự sụt giảm trong nhu cầu vì đại dịch Covid-19 và việc phong tỏa trên toàn cầu nhiều hơn so với lượng cắt giảm đã đề xuất của OPEC+. Ông nói “không có gì lạ khi thị trường tăng giá mạnh trong ngày thứ sáu, nhưng để mức đó ổn định trong một vài ngày hay dài hơn cần có những phát triển và thỏa thuận cụ thể”.
Nguồn tin: vinanet.vn