Giá dầu thoái lui trong ngày hôm nay, do nỗi sợ hãi về Hong Kong bổ sung thêm lo lắng về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể bị trì hoãn, sau khi tăng mạnh trong phiên trước bởi dự trữ dầu thô của Mỹ.
Cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thống lĩnh triển vọng nhu cầu dầu trong tương lai, và các chuyên gia thương mại cảnh báo việc hoàn thành giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể kéo dài sang năm tới.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 1/2019 giảm 25 US cent hay 0,4% xuống 62,15 USD/thùng. Hợp đồng này đã tăng 2,5% trong phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 20 US cent hay 0,4% xuống 56,81 USD/thùng. Dầu Mỹ đóng cửa phiên trước tăng 3,4%.
Stephen Innes, nhà chiến lược thị trường tại AxiTrader nói “các cuộc đàm phán thương mại đang thúc đẩy giá. Tôi nghĩ bạn có thể vẽ một vector đường thẳng giữa giá dầu và tâm lý thương mại”. “Tôi coi thỏa thuận thương mại này là rất lớn. Một thỏa thuận thương mại sẽ cho phép hỗ trợ trở lại các quyết định đầu tư kinh doanh phát triển và có khả năng xoay chuyển nhu cầu nhập khẩu dầu của Ấn Độ, có thể tiếp nhận phần lớn dư thừa nguồn cung”.
Trong số các rào cản thương mại mới nhất, Trung Quốc đã lên án một dự luật của Thượng viện Mỹ nhằm bảo vệ quyền con người ở Hong Kong, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc nếu thỏa thuận thương mại không đạt được.
Dự trữ dầu thô giảm mạnh tại kho cảng Cushing, Oklahoma, đã đẩy giá dầu tăng trong phiên trước. Dự trữ dầu thô tại Cushing giảm 2,3 triệu thùng, trong khi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 1,4 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 15/10, so với dự đoán của giới phân tích tăng 1,5 triệu thùng, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga và OPEC có một mục tiêu chung giữ thị trường dầu cân bằng và có thể dự đoán được, Moscow sẽ tiếp tục hợp tác theo thỏa thuận hạn chế nguồn cung toàn cầu.
Tổ chức OPEC nhóm họp vào ngày 5/12/2019 tại Vienna, tiếp theo là các các cuộc đàm phán với tổ chức các nhà sản xuất khác, gồm Nga, gọi là OPEC+.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng từ mức thấp 3 tuần
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng 2% trong phiên đêm qua từ mức thấp 3 tuần hồi đầu tuần, do các dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi tăng trong cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2019 so với dự đoán trước đây.
Sau khi giảm hơn 6% trong tuần này do các dự báo thời tiết ôn hòa, khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 4,9 US cent hay 2% đóng cửa tại 2,559 USD/mmBtu.
Các nhà khí tượng dự báo thời tiết tại phần lớn 48 tiểu bang của Mỹ sẽ chuyển từ ấm hơn bình thường hiện nay thành lạnh hơn bắt đầu từ 27/11. Thời tiết lạnh được dự đoán kéo dài ít nhất tới tuần đầu tháng 12/2019.
Với thời tiết lạnh hơn, Refinitiv dự báo nhu cầu khí tại 48 tiểu bang (gồm cả xuất khẩu) sẽ tăng từ 107,5 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này lên 110,3 bcfd trong tuần tới.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 21/11/2019
Mặt hàng | Đơn vị tính | Giá hiện nay | +/- | Thay đổi so với 1 ngày trước | Thay đổi so với 1 năm trước |
Dầu WTI | USD/thùng | 56,7978 | -0,2135 | -0,37 % | 5,23% |
Dầu Brent | USD/thùng | 62,3827 | -0,1186 | -0,19 % | -0,36% |
Khí tự nhiên | USD/mmBtu | 2,5688 | 0,0081 | 0,32 % | -39,86% |
Xăng | USD/gallon | 1,6574 | -0,0017 | -0,10 % | 10,97% |
Dầu đốt | USD/gallon | 1,8935 | -0,004 | -0,21 % | -3,41% |
Nguồn tin: vinnaet.vn