Giá dầu ổn định trong ngày hôm nay, thiết lập tuần tăng đầu tiên trong 6 tuần, do dự đoán các nhà sản xuất lớn sẽ thực hiện cắt giảm sản lượng sâu hơn để bù cho nhu cầu đang chậm lại ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 9 US cent xuống 56,25 USD/thùng sau khi tăng 1% trong phiên trước. Dầu Brent đã tăng 3,3% trong tuần này, tuần tăng đầu tiên kể từ 10/1/2020.
Dầu thô WTI kỳ hạn giảm 1 US cent xuống 51,41 USD/thùng, hợp đồng này tăng 0,5% trong phiên trước và hiện nay tăng 2,2% trong tuần này.
Giá dầu thô đã giảm khoảng 20% từ mức đỉnh năm 2020 trong ngày 8/1, do lo ngại dư cung kết hợp với lo lắng về nhu cầu nhiên liệu sụt giảm mạnh tại Trung Quốc khi kiểm dịch tại nước này chống lại sự bùng phát của virus corona đã làm ngưng trệ hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, tổ chức OPEC và các nhà sản xuất đồng minh gọi là OPEC+ đang xem xét cắt giảm sản lượng tới 2,3 triệu thùng/ngày để đối phó với nhu cầu sụt giảm. Nhưng các nhà phân tích cảnh báo tác động tới nhu cầu cho tới nay chỉ hạn chế ở Trung Quốc.
Helima Croft, giám đốc chiến lược hàng hóa tại Citadel Magnus cho biết “lây lan của virus corona vẫn cực kỳ dễ dàng và trong khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng của mỗi tiêu đề về virus corona, luận điểm cơ bản của chúng tôi sự phá hủy nhu cầu dầu vẫn là câu chuyện của Trung Quốc và vẫn chưa lan rộng tới nhu cầu toàn cầu”.
Các thị trường đang báo hiệu có một số nhu cầu ngắn hạn. Chênh lệch giữa dầu thô Brent kỳ hạn tháng 4 với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 thu hẹp thành mức trừ lùi chỉ 1 US cent/thùng từ 33 US cent một tuần trước. Tuy nhiên, lo ngại vẫn còn về ảnh hưởng nhu cầu của Trung Quốc đang chậm lại.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu quý 1/2020 giảm so với một năm trước, đây là lần giảm đầu tiên kể từ khi khủng hoảng tài chính năm 2009 vì sự bùng phát của virus corona ở Trung Quốc.
Nền kinh tế Trung Quốc trong quý 1/2020 dự kiến tăng ở tốc độ chậm nhất kể từ khi khủng hoảng tài chính, theo thăm dò của Reuters.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm
Khí tự nhiên của Mỹ giảm trong phiên đêm qua, do dự trữ giảm ít và giá LNG toàn cầu thấp kỷ lục bất chấp các dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi tăng trong cuối tháng 2/2020 so với dự báo trước đó.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ khí giảm 115 tỷ feet khối (bcf) trong tuần tính tới ngày 7/2/2020, nhiều hơn một chút so với giảm 110 bcf các nhà phân tích trong thăm dò của Reuters dự báo. Tồn kho khí trong tuần trước giảm xuống 2494 nghìn tỷ feet khối (tcf), cao hơn 9,4% so với 2.279 tcf mức trung bình thời điểm này trong 5 năm.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn giao dịch New York giảm 1,8 US cent hay 1% đóng cửa tại 1,826 USD/mmBtu.
Kể từ khi đạt cao nhất trong 8 tháng tại 2,905 USD/mmBtu trong đầu tháng 11/2019, giá khí đã giảm 37% do sản lượng kỷ lục và thời tiết ôn hòa cho phép dự trữ tăng, khiến tình trạng thiếu hụt và giá tăng trong mùa đông không diễn ra.
Refinitiv dự đoán nhu cầu trung bình tại 48 tiểu bang gồm cả xuất khẩu sẽ tăng từ 121,1 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này lên 124,8 bcfd trong tuần tới.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 14/2/2020
Mặt hàng | Đơn vị tính | Giá hiện nay | +/- | Thay đổi so với 1 ngày trước | Thay đổi so với 1 năm trước |
Dầu WTI | USD/thùng | 51,4952 | 0,08 | 0,15% | -7,37% |
Dầu Brent | USD/thùng | 56,1711 | -0,07 | -0,12 % | -15,20% |
Khí tự nhiên | USD/mmBtu | 1,8256 | -0,01 | -0,37% | -30,45% |
Xăng | USD/gallon | 1,5796 | -0,0014 | -0,09 % | 0,59% |
Dầu đốt | USD/gallon | 1,6791 | -0,0015 | -0,09 % | -16,89% |
Nguồn tin: vinanet.vn