Giá dầu tăng từ mức thấp một tháng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày hôm nay 1/11, sau khi OPEC đồng ý về một chiến lược dài hạn được xem như một dấu hiệu cho thấy tổ chức này đạt được sự đồng thuận về quản lý sản lượng.
Nhưng mức tăng giá bị hạn chế do thị trường bị áp lực giảm bởi các chỉ số sản lượng kỷ lục của tổ chức này, một dấu hiệu dư thừa mà đã hạn chế giá không tăng nhanh.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ đã tăng 9 cent lên 46,95 USD/thùng. Giá đã giảm gần 4% xuống 46,86 USD/thùng trong phiên trước.
Giá dầu Brent giao tháng 1 tăng 31 cent lên 48,92 USD/thùng. Hợp đồng này đã giảm gần 3% trước khi hết hạn vào hôm qua.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC đã phê duyệt một tài liệu vào hôm qua phác thảo chiến lược dài hạn, một dấu hiệu các thành viên của họ đạt được sự đồng thuận về quản lý sản lượng.
Nhưng tổ chức dầu mỏ đã có thất bại trước đó, làm tăng các câu hỏi về khả năng kiểm soát giá của họ mà đã gây nền kinh tế khó khăn.
Các đại diện đã nhóm họp hôm thứ sáu 29/10 tại Vienna, và sau đó một lần nữa hôm thứ bảy với các đối tác của họ, các nhà sản xuất không thuộc thành viên. Họ đã không đạt được bất cứ điều khoản cụ thể nào, và Iran đã miễn cưỡng đóng băng sản lượng.
Giá dầu đã tăng khoảng 13% kể từ khi OPEC thông báo cắt giảm sản lượng hôm 27/9 để hỗ trợ giá sau khi lao dốc bắt đầu từ giữa năm 2014. Thỏa thuận chung cho biết việc cắt giảm của các thành viên sẽ được hoàn thành tại cuộc họp cuối tháng này.
Goldman Sachs cho biết “thiếu tiến bộ về việc thực hiện hạn ngạch sản lượng và sự bất hòa ngày càng tăng giữa các nhà sản xuất OPEC cho thấy khả năng đạt tới một thỏa thuận vào ngày 30/11 ngày càng giảm”.
Sản lượng dầu mỏ của OPEC dường như đạt mức cao kỷ lục trong tháng 10, tăng lên 33,82 triệu thùng/ngày do Nigeria và Libya một phần khôi phục sản lượng sau khi gián đoạn và Iraq nâng doanh số xuất khẩu.
Nguồn tin: Vinanet