Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu thô Nga do chênh lệch giá Brent/Dubai thu hẹp lại

Các nhà máy lọc dầu tư nhân Trung Quốc, hay còn gọi là teapot, đang nhập khẩu dầu Urals của Nga với sự sụt giảm trong chênh lệch giá dầu thô Brent/Trung Đông do cắt giảm sản lượng của OPEC khiến cho dầu thô Dubai và Oman đắt tiền hơn.

Việc gia tăng nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga có thể thúc đẩy hơn nữa tăng vị thế của Nga như là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc, sau khi nước này gần đây đã vượt qua Arab Saudi để đứng đầu bảng.

Nga năm ngoái đã vượt qua Arab Saudi như là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc phần lớn nhờ một phần lớn nhu cầu tiêu thụ tăng của các teapot. Lượng dầu trung bình hàng ngày mà các công ty của Nga xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2016 ở mức 1,05 triệu thùng, tăng 25% từ năm 2015. Xuất khẩu bình quân của Arab Saudi đến quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới này là 1,02 triệu thùng mỗi ngày trong thời gian này, giảm nhẹ 0,9% từ năm 2015.

HIện nay 2017 mức chênh lệch giảm giữa dầu thô Brent/Trung Đông đã mở ra cơ hội  kinh doanh lệch giá cho dầu Urals của Nga – được định giá so với Brent - đến châu Á.

Theo các nguồn tin thương mại, tập đoàn hóa dầu Shandong Wonfull đã mua 2 triệu thùng của Urals giao trong tháng này và tháng Năm.

Không giống như các công ty dầu khí quốc doanh của Trung Quốc đang bị ràng buộc bởi hợp đồng dài hạn với Arab Saudi, các nhà máy lọc dầu tư nhân đang tận dụng xuất khẩu của Nga và mức chênh lệch giá thu hẹp lại giữa Brent và chuẩn dầu thô Trung Đông, Oman và Dubai.

Theo các nguồn tin thương mại, đơn vị kinh doanh Litasco của Lukoil sẽ vận chuyển đi triệu thùng dầu thô Urals, một phần trong đó sẽ được bán cho một nhà máy lọc dầu tư nhân ở Trung Quốc. Ngoài ra, dữ liệu giao hàng Reuters cho thấy Litasco và Unipec - đơn vị kinh doanh của Sinopec - dự kiến ​​sẽ gửi đi hai tàu chở dầu Suezmax sang Trung Quốc, tải lên từ Novorossiisk vào giữa tháng Hai.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM