Đang có xu hướng giảm bớt việc đầu tư thăm dò và khai thác tại Trung Quốc, người khổng lồ châu Á giờ đây chuyển sang Trung Đông để kiếm thêm nguồn dầu mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của mình.
Sản xuất dầu trong nước tại các mỏ dầu già của Trung Quốc đã giảm 8% trong năm 2016, nhưng các công ty dầu mỏ lớn, đáng chú ý là Sinopec và PetroChina, đang có kế hoạch tăng vốn để mua cổ phần trong các dự án khai thác quốc tế. Điều này đã tạo điều kiện cho sự gia nhập của Trung Quốc vào ngành dầu khí của Abu Dhabi hồi tháng 2 và tiềm năng tham gia của nước này trong đợt IPO Aramco lịch sử của Saudi Arabia.
Hội đồng hợp tác vùng Vịnh cũng muốn thấy sự hợp tác này tăng lên bởi vì Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, và nhu cầu của quốc gia này tăng lên hàng năm. Những diễn biến chính trị gần đây ở Mỹ, cũng là một nước tiêu thụ nhiều năng lượng, đã gây ra sự bất ổn về việc mua dầu của của Mỹ, mặc dù Aramco gần đây đã mua lại 50 phần trăm cổ phần của Royal Dutch Shell trong nhà máy lọc dầu lớn ở Port Arthur, Texas.
Ban đầu, Bắc Kinh tập trung vào Iraq và Iran thông qua Công ty Dầu Khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC), được thành lập Trung Quốc như là một vai trò then chốt trong các mỏ dầu ở miền Nam Iraq cũng như các mỏ dầu khác ở Kurdistan.
Tuy nhiên, sáu năm với các biện pháp cấm vận quốc tế đã làm cản trở giao dịch năng lượng giữa Trung Quốc và Iran, nhưng những hạn chế đã được dỡ bỏ kể từ tháng 1 năm 2016, giúp Tehran đối đầu với Ảrập Xêút để lấy lại thị phần đã bị mất.
Những căng thẳng thị trường giữa Saudi và Iran đã lắng xuống trong những tháng gần đây do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ký thỏa thuận để cắt giảm khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày của các thành viên. Nhóm này đã đạt được mức độ tuân thủ hơn 90 phần trăm trong phần lớn thời gian kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực hồi tháng 01, với Ả Rập Xê út chiếm phần lớn lượng cắt giảm của nhóm.
Nguồn tin: xangdau.net