Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc mong muốn giảm đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch vào năm 2060

 

Các nhà chức trách của nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới cho biết Trung Quốc sẽ giảm dần tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch trong nguồn năng lượng của mình cho đến khi nước này đạt mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch 20% hoặc thấp hơn vào năm 2060.

Trung Quốc cũng nhắc lại rằng lượng khí thải carbon dioxide (CO2) của nước này sẽ đạt đỉnh vào năm 2030, theo một văn bản do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện cùng tuyên bố và được hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã trích dẫn.

Theo đó, Trung Quốc sẽ đặt mục tiêu tăng dần tỷ trọng tiêu thụ năng lượng phi hóa thạch lên khoảng 20% ​​vào năm 2025, khoảng 25% vào năm 2030 và hơn 80% vào năm 2060.

Trước đại dịch, năng lượng từ nhiên liệu không hóa thạch chiếm 15,3% tổng tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc, tăng 5,6 điểm phần trăm so với năm 2012.

Vào tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã công bố mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

“Đến năm 2060, Trung Quốc sẽ thiết lập đầy đủ hệ thống năng lượng sạch, ít carbon, an toàn và hiệu quả, với hiệu suất năng lượng đạt trình độ quốc tế tiên tiến”, các nhà chức trách cho biết trong một văn bản được công bố cuối tuần qua.

Các hướng dẫn của Trung Quốc được đưa ra một tuần trước khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow, tại đó Thủ tướng Anh Boris Johnson hy vọng sẽ có cam kết toàn cầu về cắt giảm khí thải.

Tuy nhiên, theo hãng thông tấn, Trung Quốc không có khả năng cử Chủ tịch Tập Cận Bình tới hội nghị thượng đỉnh lần này. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa công bố ai sẽ tham dự cuộc họp khí hậu, CNN Business đưa tin hôm thứ Hai.

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng ở nước này, đầu tháng này Trung Quốc đã rút lại các cam kết cắt giảm khí thải của mình.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng nguồn cung năng lượng ổn định phải là nền tảng của bất kỳ quá trình chuyển đổi nào sang một tương lai ít phát thải hơn.

“An ninh năng lượng nên là tiền đề để xây dựng một hệ thống năng lượng hiện đại và năng lực tự cung cấp năng lượng cần được nâng cao,” Bloomberg dẫn lời Thủ tướng cho hay.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM