CNPC và Sinopec đã từ chối nhập khẩu dầu Iran vào tháng 5/2019 sau khi hết hạn giấy phép miễn trừ mà chính quyền Mỹ hồi tháng 11/2018 đã cấp cho Trung Quốc và 7 nhà nhập khẩu dầu Iran khác - dữ liệu hải quan Trung Quốc ngày 13/5 cho thấy việc bốc dỡ các lô hàng dầu mỏ đã dừng lại.
Các cảng xuất khẩu dầu của Iran không còn hoạt động nhộn nhịp như trước đây
Những miễn trừ từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đã hết hạn vào ngày 2/5/2019 và không được gia hạn.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc tuyên bố cứng rắn rằng họ sẽ không tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ và tiếp tục giao dịch với Iran, bao gồm cả việc mua dầu thô của Iran.
Trung Quốc là khách hàng mua dầu Iran lớn nhất, mua trung bình 475 nghìn thùng mỗi ngày trong quý 1 năm 2019.
Khối lượng này đã vượt quá hạn ngạch mà chính quyền Hoa Kỳ ban cho Trung Quốc theo giấy phép tạm thời.
Nhưng thương mại thế giới được kết nối với nhau, và Trung Quốc dễ bị phạt vì sử dụng hệ thống ngân hàng Mỹ.
Trong tình huống này, người Mỹ có thể tìm cách để phạt các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc.
Mặt khác, Sinopec có hợp đồng dài hạn về việc nhập khẩu dầu của Iran, và có thể sẽ bị phạt.
Nhưng người Trung Quốc không thực sự muốn vi phạm (hủy bỏ) hợp đồng này, bởi vì nó sẽ chỉ củng cố vị thế của Hoa Kỳ trong sự thống trị thế giới.
Rõ ràng, chính quyền Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để lách luật trừng phạt.
Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh của Iran (Arập Xê-út, Iraq và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất) đang tận dụng lợi thế của tình hình.
Đại diện của các quốc gia này đã nhanh chóng đảm bảo với thị trường rằng họ sẽ tăng xuất khẩu để thay thế khối lượng dầu Iran giảm sau khi Mỹ tuyên bố sẽ không gia hạn giấy phép.
Việc thay thế khối lượng dầu Iran sụt giảm được thực hiện với giá cao hơn.
Arập Xê-út tuyên bố tăng giá cho khách hàng châu Á đối với hàng giao vào tháng 6/2019 để đáp ứng yêu cầu cung cấp thêm.
Không chắc điều này sẽ làm hài lòng chính quyền Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng khả năng lựa chọn của họ bị hạn chế.
Đồng thời, không có khả năng người Mỹ sẽ thành công trong việc vô hiệu hóa xuất khẩu dầu của Iran, nhưng các lệnh trừng phạt đã gây ra tác hại đáng kể cho nền kinh tế Iran.
Đặc phái viên Hoa Kỳ về Iran B.Hook vào tháng 4/2019 ước tính Iran lỗ trong doanh thu dầu mỏ ở mức 10 tỷ đô la.
Iran, ngày 8/5/2019, đã tuyên bố ngừng thực hiện nghĩa vụ theo 2 điểm của Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) về chương trình hạt nhân Iran, đã cho cộng đồng thế giới thấy rõ rằng cần phải làm gì đó với sự lộng hành thái quá của Mỹ.
Vào ngày 8/5/2018, D. Trump quyết định không chỉ rút Hoa Kỳ khỏi JCPOA, mà còn đưa ra các biện pháp trừng phạt mới khốc liệt nhất đối với Tehran.
Ngày 19/6/2018, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran B. Zangane đã cáo buộc D. Trump chính trị hóa thị trường dầu mỏ và cố gắng ảnh hưởng đến các quyết định của OPEC.
Và ngày 24/6/2018, phát biểu tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Iran ở Tehran, B. Zangane tuyên bố chắc chắn rằng châu Âu đảm bảo rằng Iran vẫn có thể xuất khẩu dầu ngay cả sau khi Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân và đưa ra các lệnh trừng phạt.
Châu Âu có thể hiểu, giá dầu tăng không thể làm hài lòng các nhà nhập khẩu ròng dầu.
Nguồn tin: petrotimes.vn