Phần lớn nhằm thực hiện nỗ lực đạt được các mục tiêu phát thải môi trường của Bắc Kinh - quốc gia này tuyên bố sẽ đạt mức phát thải cao nhất trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060 - và việc sản xuất thép và nhôm bị hạn chế. Tuy nhiên, một bài đăng trên Reuters gần đây của John Kemp cho thấy sản lượng đang bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi cuộc khủng hoảng điện ngày càng lan rộng hơn là việc đóng cửa được thực thi để đáp ứng các mục tiêu về môi trường.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc
Kemp giải thích rằng Trung Quốc đang rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng than đá và điện. Sản lượng than không bắt kịp nhu cầu điện gia tăng từ nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng.
Sản lượng điện của Trung Quốc tăng 616 Terawatt giờ (13%) trong tám tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng lớn nhất đến từ khu vực dịch vụ và các ngành công nghiệp chủ chốt.
Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng này được cung cấp bởi các nhà máy nhiệt điện, chủ yếu là các nhà máy điện chạy bằng than, Kemp giải thích. Những nhà máy này đã tăng sản lượng lên 465 TWh (14%) trong tám tháng đầu tiên.
Các nguồn điện khác, chẳng hạn như sản lượng thủy điện, thực tế đã giảm nhẹ trong năm nay do thiếu nước. Thật không may, điện hạt nhân ở Trung Quốc chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong sản xuất điện, và các loại năng lượng tái tạo như gió và mặt trời thậm chí còn khiêm tốn hơn nữa.
Nhu cầu tăng cao
Mặc dù mong muốn của giới chức nhằm đạt được các mục tiêu của tỉnh về giảm tiêu thụ năng lượng là một yếu tố góp phần hạn chế sản xuất điện, nhưng nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp của ngành điện đang gây ra tình trạng mất điện.
Thủ phạm chính là do thiếu nguồn cung than đá. Các mỏ trong nước đã không thể tăng sản lượng đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Nguồn cung than trong nước tăng 6%, số liệu được Reuters trích từ dữ liệu vận tải đường sắt. Trong khi đó, sản lượng điện tăng 14% từ đầu năm đến nay, điều này đã hút hết lượng than dự trữ, đẩy giá lên mức có thể thua lỗ và hút than nhập khẩu. Tuy nhiên, việc nhập khẩu đang gặp khó khăn.
Sau cuộc tranh cãi với Australia vào cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã cấm nhập khẩu than từ đó. Kết quả là, Trung Quốc có rất ít sự lựa chọn thay thế lý tưởng.
Trước tiên, Nga phải đáp ứng nhu cầu theo hợp đồng từ châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc xuất khẩu của Indonesia đã bị hạn chế bởi thời tiết mưa trong vài tháng qua. Xuất khẩu của Mông Cổ, chủ yếu bằng xe tải, thì rất nhỏ.
Tờ Sydney Morning Herald cho rằng việc đảo ngược lệnh cấm sắp diễn ra như là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Chủ nghĩa thực dụng như vậy có thể ảnh hưởng đến lòng tự hào dân tộc. Sau thông báo hồi tháng này rằng Úc đang tham gia cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh trong việc phát triển một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, có vẻ là để chống lại Trung Quốc, tình thế như vậy thì khó mà dẫn đến một cuộc hòa hoãn sớm.
Bắc Kinh có thể chọn giảm sản lượng điện, với hậu quả kéo theo là giảm sản lượng và tăng trưởng GDP.
Nguồn tin: xangdau.net