Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc kêu gọi hành động khí hậu mạnh mẽ hơn mặc dù không tham dự COP26

 

Hai quốc gia, hai nước láng giềng, hai trong số những quốc gia đông dân nhất trên thế giới - Trung Quốc và Ấn Độ đã nói về các cách tiếp cận riêng của họ đối với biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh COP26 diễn ra tại Glasgow, Scotland. Sự kiện này đã bị trì hoãn một năm vì đại dịch COVID-19. Nó diễn ra sáu năm sau hiệp định Paris mang tính bước ngoặt mà 200 quốc gia đã ký kết. Trong đó, các nước cam kết sẽ hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Ngoài ra, họ sẽ theo đuổi nỗ lực để kìm chế mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C.

Ấn Độ đặt mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2070

Ấn Độ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng than, do nguồn dự trữ ngày càng cạn kiệt. Trái ngược với các mục tiêu dài hạn về môi trường, Ấn Độ vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhiệt điện than.

Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070. Thời điểm đề ra là trễ hơn 20 năm so với mục tiêu mà ban tổ chức COP26 và Thủ tướng Anh Boris Johnson đặt ra.

Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021, còn được gọi là COP26, là Hội nghị lần thứ 26 về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. Hội nghị bắt đầu vào ngày 31 tháng 10 và sẽ diễn ra cho đến ngày 12 tháng 11.

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Modi cam kết nước này sẽ đáp ứng 50% nhu cầu năng lượng thông qua các nguồn tái tạo vào năm 2030. Ông cũng cho biết Ấn Độ sẽ đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070. Ấn Độ là quốc gia phát thải carbon lớn thứ ba thế giới.

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi 'hành động mạnh mẽ hơn'

Mặt khác, trong một tuyên bố được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các nước thực hiện “hành động mạnh mẽ hơn” đối với biến đổi khí hậu.

“Tôi hy vọng tất cả các bên sẽ có những hành động mạnh mẽ hơn để cùng nhau giải quyết thách thức khí hậu và bảo vệ hành tinh, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta”, Tân Hoa xã dẫn lời.

Ông Tập đã không tham dự hội nghị thượng đỉnh.

Trước thềm COP 26, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã công bố một thông báo chi tiết trên trang web về cam kết chung của nước này đối với năng lượng xanh. NDRC cho biết việc xây dựng các nhà máy điện gió và điện mặt trời với công suất lắp đặt 30 triệu kilowatt ở khu vực cát, núi đá và sa mạc phía Bắc và Tây Bắc đã khởi động vào giữa tháng 10.

Những trạm này nằm ở khu tự trị Nội Mông phía bắc Trung Quốc và tỉnh Cam Túc phía tây bắc Trung Quốc, khu tự trị Ninh Hạ Hui và tỉnh Thanh Hải, theo một bản tin trên Global Times.

Bất chấp những nỗ lực, mục tiêu không phát thải ròng của Trung Quốc vẫn là 2060

Trung Quốc có kế hoạch tăng cường sử dụng các xe chạy bằng năng lượng mới trong thập kỷ tới để mức phát thải carbon dioxide đạt đỉnh vào năm 2030.

Sử dụng một kế hoạch do hội đồng nhà nước Trung Quốc đưa ra vào tuần trước, Bắc Kinh có kế hoạch tăng tỷ lệ xe chạy bằng năng lượng mới (NEV) và xe chạy bằng năng lượng sạch lên 40% vào năm 2030, tăng từ 20% vào năm 2025.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, doanh số bán xe chạy bằng năng lượng mới trong 9 tháng đầu năm đạt 2,16 triệu xe. Tổng doanh thu trong 9 tháng đã tăng vọt lên 185,3%.

Theo kế hoạch của Trung Quốc, xe điện sẽ được thúc đẩy. Các loại xe sử dụng nhiên liệu truyền thống sẽ được giảm dần doanh số, các loại xe công vụ sẽ được thay thế bằng xe điện. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa hạng nặng sẽ chạy bằng điện, nhiên liệu hydro và khí tự nhiên hóa lỏng.

Nhưng tại COP26, một Trung Quốc xông xáo đã kêu gọi các nước phát triển giúp các nước đang phát triển làm được nhiều việc hơn. Các chuyên gia tại hội nghị cho biết tuyên bố của ông Tập không đưa ra bất kỳ cam kết mới nào về biến đổi khí hậu.

Mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 của Trung Quốc vào năm 2060 cũng trễ hơn so với mục tiêu chung là năm 2050.

Phát biểu của ông Tập được đưa ra sau những lời chỉ trích từ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tại đây, ông Biden đã chỉ trích Trung Quốc và Nga tại một cuộc họp báo, nói rằng hai nước này "về cơ bản không tham dự vào" các cam kết về khí hậu.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM