Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc đang lựa chọn an ninh năng lượng thay vì các mục tiêu khí hậu

Vào năm 2020, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm hơn một phần ba công suất lắp đặt năng lượng mặt trời và gió trên thế giới. Về khối lượng, Bắc Kinh đang đánh bại hoàn toàn sự cạnh tranh khi nói đến quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Trung Quốc cũng đã cố gắng định vị mình ở vị trí tiên tiến trong lĩnh vực năng lượng sạch toàn cầu và nỗ lực khử cacbon thông qua các mục tiêu khí hậu cực kỳ tham vọng, bao gồm cam kết đạt mức phát thải cacbon cao nhất vào năm 2030 và hoàn toàn trung hòa cacbon vào năm 2060. Bất chấp những mục tiêu vô cùng tham vọng này và việc xây dựng cơ sở năng lượng tái tạo đồ sộ của Trung Quốc nhưng nước này đã không thể từ bỏ điều mà cho đến nay là trở ngại lớn nhất của họ để đạt được những cam kết về khí hậu - mức tiêu thụ lớn và phụ thuộc vào than đá. Trung Quốc không chỉ không thể từ bỏ than mà việc sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất của quốc gia này ngày càng gia tăng. Quả thực, chỉ trong tháng trước, sản lượng than hàng ngày của Trung Quốc đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Mặc dù Trung Quốc từ lâu đã tranh giành vị trí dẫn đầu trong phong trào khử cacbon trên phạm vi toàn cầu, nhưng cũng phải luôn thấy rõ rằng ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc và lý do thực sự đằng sau việc thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch trong nước, là an ninh và độc lập năng lượng. Và với bối cảnh hiện tại của cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng toàn cầu, cuộc chiến giữa gã xuất khẩu năng lượng khổng lồ Nga ở Ukraine và một nền kinh tế đầy biến động, than là nguồn dự phòng an toàn, đáng tin cậy và sẵn có.

Hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi phản ứng chính sách “Zero Covid” của quốc gia này đối với sự gia tăng đột biến số ca nhiễm Covid-19. Do việc đi lại trên khắp cả nước bị hạn chế, các nền kinh tế địa phương đang bị ảnh hưởng. Việc đóng cửa hoàn toàn gần đây ở Thượng Hải, một trong những trung tâm kinh tế chính của đất nước, đã khiến Trung Quốc thiệt hại 4,6 tỷ USD mỗi tháng, tương đương khoảng 3% GDP cả nước.

Mặc dù vậy, triển vọng về nền kinh tế vẫn đang mở rộng của Trung Quốc có nghĩa là việc sử dụng năng lượng của nước này sẽ tiếp tục tăng lên. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ phải đồng thời cân bằng giữa tham vọng đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ của nền kinh tế, khử cacbon với tốc độ nhanh và tăng cường sản xuất năng lượng trong nước nhằm giảm bớt phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Đó là một điều khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi. Và cho đến nay, Trung Quốc rõ ràng đã lựa chọn độc lập và an ninh năng lượng cho các mục tiêu khí hậu của mình và than đá là một phần quan trọng trong quyết định đó.

Theo Diễn đàn Định chế Tài chính và Tiền tệ Chính thức (OMFIF), nếu Trung Quốc muốn đáp ứng các mục tiêu về khí hậu cũng như nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của mình, thì “năng lượng than chỉ có thể được thay thế bằng năng lượng tái tạo khi tốc độ tăng trưởng trong sản xuất điện không sử dụng năng lượng hóa thạch đủ lớn để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng”. Trong khi Bắc Kinh đã tạo ra mục tiêu cho các nguồn năng lượng phi hóa thạch để đáp ứng các mục tiêu song song này, thì vẫn còn phải xem liệu các mục tiêu này có thực tế hay không.

Ngay cả khi Trung Quốc có thể tăng cường sản xuất năng lượng sạch đủ nhanh để thay thế công suất than, thì lưới năng lượng của quốc gia này hiện không đủ linh hoạt để chuyển từ than sang năng lượng tái tạo một cách vội vàng. Quá trình chuyển đổi, đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, là một trở ngại lớn, đặc biệt là ở Trung Quốc “chi phí để tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện chủ yếu do các doanh nghiệp điện chịu trách nhiệm, làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ và các động lực để đưa nhiều năng lượng tái tạo hơn vào lưới điện”. OMFIF viết, “Khi tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo tiếp tục tăng, Trung Quốc nên thực hiện nhiều biện pháp hơn để cải thiện thị trường dịch vụ phụ trợ của mình, tạo ra các động lực thích hợp để khuyến khích sự tác động tích cực giữa các nguồn năng lượng tái tạo và lưới điện.”

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan về than này không phải là trở ngại duy nhất đối với Trung Quốc. Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải trải qua những áp lực tương tự khi cố gắng cắt giảm và loại bỏ than tại thời điểm giá năng lượng thay thế cao ngất trời, nguồn cung khan hiếm và an ninh năng lượng được ưu tiên hơn cả. Việc loại bỏ lại than là cần thiết, nhưng nó sẽ là một con đường gập ghềnh và nhiều khó khăn cho quá trình khử cacbon đối với các chính phủ, các ngành công nghiệp và người tiêu dùng.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM