Trung Quốc đang đặt cược lớn vào Saudi Arabia, lần này bằng cách đổ tiền vào niêm yết chứng khoán sắp tới của Saudi Aramco. Mohammed bin Salman, Phó Thái tử của vương quốc, đã nói rằng Aramco trị giá 2 nghìn tỉ USD. Một báo cáo gần đây của các giám đốc điều hành trong các công ty dầu mỏ cho thấy việc định giá này hơn khoảng 500 triệu USD.
Hãy để vấn đề kỹ năng bán hàng sang một bên, việc bán cổ phiếu lần đầu tiên này vẫn được coi là một thời điểm quan trọng đối với Saudi. Điều này có ý nghĩa nhiều về địa chính trị và lựa chọn các liên minh vì quốc gia Trung Đông này đang hiện đại hoá nền kinh tế. Theo báo cáo của Reuters đưa ra hồi tuần trước, Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC), quỹ đầu tư quốc gia trị giá 800 tỷ USD bao gồm các nhà sản xuất dầu lớn Sinopec và PetroChina, và các ngân hàng quốc doanh khác cam kết mua một số lượng lớn cổ phiếu cố định trong suốt thời gian niêm yết. Điều này có nghĩa là một phần để lôi kéo Aramco hướng tới việc niêm yết tại Hồng Kông, tạo điều kiện thị trường chứng khoán đó trong châu lục cạnh tranh tranh các đối thủ khác ở Nhật Bản, London và New York.
Trung Quốc và Saudi Arabia đã và đang hợp tác về các vấn đề năng lượng trong một thời gian, mặc dù không nhiều về dầu mỏ mà là nguồn cung tương lai bền vững thân thiện với môi trường. Trái ngược với niềm tin phổ biến về Trung Quốc là một con quái vật đốt cháy than, không thân thiện sinh thái, nước này đang dẫn đầu trong việc phát triển năng lượng mặt trời và trong tháng Hai đã tăng sản lượng lên gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó hiện đang biến nước này trở thành nhà sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới. Trong khi đó, Saudi đã lên kế hoạch sản xuất gần 1/3 nhu cầu năng lượng từ năng lượng mặt trời vào năm 2034. Trở lại năm 2014, Trung Quốc đã trở thành đối tác chính của Riyadh về vấn đề năng lượng mặt trời, tư vấn về kỹ thuật và cung cấp một số đầu tư.
Vương quốc này không chỉ khai thác thời tiết nắng dồi dào của mình. Năm ngoái, Riyadh đã đưa ra khoản đầu tư 30-50 tỷ USD vào năng lượng hạt nhân, một lần nữa hợp tác với các cơ sở nhà nước của Trung Quốc, dù số lượng đầu tư này đã thực sự đưa vào sản xuất hay chưa vẫn còn chưa rõ ràng. Mối quan hệ này không chỉ là về tương lai; Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Saudi Arabia, thu mua hơn một triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Trung Quốc đang đề nghị hỗ trợ giúp đỡ năng lượng mặt trời và điện hạt nhân; đổi lại các kỹ sư Saudi đã đưa ra ý kiến chuyên môn về các sản phẩm hóa dầu.
Tuần này, Charles Li Xiaojia, Giám đốc điều hành của HKEX Hong Kong thông báo rằng các cuộc đàm phán đang tiếp diễn về vấn đề niêm yết của Saudi Aramco. Thị trường chứng khoán này đang hy vọng sẽ khởi động niêm yết này cùng với "IPO Connect", môi trường giao dịch mới của sàn được thiết kế để cho phép các nhà đầu tư đại lục ở Trung Quốc kết nối với các niêm yết mới. Sự cạnh tranh hiện đang rất không nhân nhượng; với London và New York là những điểm đến truyền thống hơn cho các công ty dầu muốn tăng vốn.
Tuy nhiên, niêm yết một phần ở Trung Quốc-Hồng Kông phù hợp với chiến lược của Saudi. Trong khi mối quan hệ với Mỹ dường như không thay đổi đáng kể trong tương lai gần, Trump đã gửi đi thông điệp gây lo sợ khắp nơi thế giới, ngay cả khi ông đang tạo ra các tiếng nói tích cực nói về các vấn đề như Iran. Tuy nhiên, Nhà Trắng hiện nay được xem là rất khó dự đoán, và đã chứng minh rằng ngay cả vị thế của Mỹ như một nền dân chủ ổn định còn lâu mới chắc chắn.
Quan trọng hơn, đến năm 2030, nhu cầu về dầu mỏ của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt hơn 16 triệu thùng mỗi ngày, trong khi nhu cầu của Mỹ dự kiến sẽ giảm. Tương lai là ở phía đông. Như một số nhà phân tích đã chỉ ra, Saudi Arabia là một trong nhiều quốc gia Hồi giáo chọn lựa tập trung hơn vào các đối tác ở hướng mặt trời mọc hơn là phương Tây. Danh sách này bao gồm Ai Cập, Indonesia, Iran, Iraq, Kazakhstan, Malaysia, Mauritania, Nigeria, Pakistan, Sudan và Thổ Nhĩ Kỳ. Cung cấp một phần niêm yết Aramco cho Trung Quốc có thể là một cách để làm sâu sắc thêm mối quan hệ này.
Tâm lý đang nghiêng về Bắc Kinh từ quốc gia hàng đầu khối GCC này thậm chí còn được cho thấy hơn trong tháng trước. Vua Salman đã viếng thăm thủ đô của Trung Quốc trong chuyến công du ở Châu Á, và đã ký một thỏa thuận trị giá 65 tỷ USD. Bắc Kinh dường như hiểu rằng Saudi Arabia không chỉ là một quốc gia mà còn là lãnh đạo của thế giới Hồi giáo, với Chủ tịch Xi Jinping nói rằng, "Trong một thời gian dài, Trung Quốc và các quốc gia Hồi giáo đã tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi , và đã tạo ra một mô hình chung sống hoà bình giữa các nền văn hoá khác nhau."
Saudi Basic Industries Corp (SABIC) và Sinopec, đang cùng nhau điều hành một nhà máy hóa chất tại Tinajin, đã đồng ý phát triển các dự án hóa dầu ở cả Trung Quốc và Saudi Arabia. Cũng có một bản ghi nhớ với Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc để thăm dò các dự án xây dựng. Công ty đối tác ở Saudi Arabia không ai khách chính là Saudi Aramco. Bắc Kinh nên lạc quan rằng Riyadh sẽ cho họ lợi ích gì đó từ Aramco, bất cứ khi nào niêm yết này diễn ra, và mức giá trị niêm yếu của công ty này kết thúc như thế nào cũng rất có giá trị.
Nguồn: xangdau.net