Khi thị trường dầu thô quốc tế chạm đáy vào đầu năm nay, kho chứa dầu toàn cầu trở nên khan hiếm. Tại Mỹ, việc tìm đủ kho chứa dầu thô đã trở thành một thách thức đến mức chuẩn dầu West Texas Intermediate giảm xuống dưới 0 vào ngày 20 tháng 4, chốt phiên ngày ở mức - 37,63 đô la/thùng, nghĩa là về cơ bản bạn sẽ được trả 40 đô la để mang một thùng dầu ra khỏi tay của một ai đó. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sớm bận rộn với việc tích trữ dầu giá rẻ, đến mức Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi của thị trường dầu mỏ toàn cầu bằng cách giúp mua lại một phần đáng kể lượng dầu thừa nghiêm trọng trên thế giới. Điều này không có nghĩa là chỉ có một mình chính phủ Trung Quốc tận dụng giá dầu thấp lịch sử hoặc mua sạch dầu với nỗ lực cứu vãn ngành năng lượng đang gặp khó khăn của chính họ. Trở lại vào tháng 3, chính phủ Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ các nhà sản xuất dầu trong nước bằng cách mua 30 triệu thùng dầu cho kho Dự trữ Dầu Chiến lược quốc gia. “Nhưng các nhà phân tích nói rằng việc tích trữ của Trung Quốc có vẻ làm nhỏ lại lượng dầu mà các quốc gia khác đã mua với giá rẻ”, Matt Smith, giám đốc chiến lược hàng hóa tại ClipperData, nói với các phóng viên của CNN, rằng "Trung Quốc là quốc gia duy nhất đã mua như điên. Họ đã mua bắt đáy."
Quả thực, Trung Quốc đã chộp lấy dầu thô giá rẻ ở một nơi tồi tệ đến mức bây giờ họ gặp vấn đề lưu trữ dầu quan trọng của riêng họ. Tin tức quốc tế đưa tin trong nhiều tuần về các tuyến đường biển bị kẹt ở Trung Quốc đầy những tàu chở dầu thô. Vào ngày 1 tháng 7, CNN đưa tin rằng “Trung Quốc đã mua quá nhiều dầu nước ngoài với giá rẻ mạt vào mùa xuân năm nay đến nỗi một lượng lớn tàu chở dầu đã hình thành trên biển để chờ dỡ dầu xuống” khi hàng của nước này bắt đầu đến. “Cái gọi là kho chứa nổi của Trung Quốc - được định nghĩa là những thùng dầu trên các tàu nằm chờ bảy ngày hoặc lâu hơn - đã tăng gần gấp bốn lần kể từ cuối tháng Năm, theo ClipperData. Không chỉ là kỷ lục nhiều nhất từ đầu năm 2015, mà nó còn tăng gấp 7 lần so với mức trung bình hàng tháng trong quý đầu tiên của năm 2020”.
Phần lớn dầu đến Trung Quốc trong những tuần gần đây đã được mua vào tháng Tư và tháng Năm, khi giá thấp thúc đẩy việc mua ồ ạt. “Việc tích trữ dầu trên biển là phản ánh hoạt động săn lùng giá rẻ của Trung Quốc trong thời gian căng thẳng cực độ trên thị trường năng lượng”, CNN viết. Tuy nhiên, theo bài báo, tàu chở dầu gặp vấn đề đông đúc trên biển Trung Quốc không phải bởi vì kho chưa trên đất liền đã hết công suất, mà đơn giản là vì dầu không thể được đưa đến đó đủ nhanh. Smith của ClipperData nói rằng kho chứa trên bờ vẫn có thể tiếp nhận rất nhiều dầu thô, và vấn đề hiện tại “đơn giản là liên quan đến tình trạng tắc nghẽn ở kho cảng. Dầu đã đến rất nhiều đến nỗi không thể mang chúng vào bờ đủ nhanh. "
Tuy nhiên, tuần này, ít nhất một hãng tin tức của Trung Quốc đang kể một câu chuyện khác. Tuy kho chứa trên bờ của Trung Quốc có lẽ chưa đầy, nhưng nó đang tiến gần đến mức nguy hiểm. Chỉ trong tuần này, tập đoàn truyền thông Caixin có trụ sở tại Bắc Kinh đã đưa tin rằng Trung Quốc gần như hết chỗ để trữ dầu mà các thương nhân trong nước đã mua với giá hời vào đầu năm nay khi đại dịch Covid-19 đè bẹp nhu cầu dầu thô toàn cầu.
Báo cáo của Caixin, dựa trên những con số do Oilchem China cung cấp, hãng này cho thấy, tính đến thứ Tư, trữ lượng dầu thô của Trung Quốc ở mức 69% công suất “với 33,4 triệu tấn đã được tích trữ, tăng 24% so với năm trước”. Mức dầu này là gần tràn kho. “Chỉ còn 1 điểm phần trăm là tới ngưỡng 70% mà các chuyên gia xem là giới hạn dung lượng của nước này”, Caixin báo cáo.
Và kho dự trữ này có thể sẽ tiếp tục tăng, vượt qua cả lượng lớn hồi tháng 5. “Tình hình này, cũng bị làm trầm trọng thêm bởi doanh thu thấp, nổi bật nhất ở tỉnh Sơn miền đông Trung Quốc, một trong những trung tâm lọc dầu của cả nước. Các tàu chở dầu phải chờ 15 đến 20 ngày ở đó trước khi họ có thể dỡ các lô hàng dầu xuống”, theo Caixin. Lượng dầu được lưu trữ trong kho có thể đạt đỉnh vào cuối tháng này do nhu cầu nhiên liệu của nước này tiếp tục phục hồi chậm chạp, nhưng nếu không, điều này có thể gây ra rắc rối lớn cho lĩnh vực kho chứa của Trung Quốc.
Nguồn tin: xangdau.net