Sau khi Nga và Trung Quốc ký kết một hợp đồng đổi dầu lấy các khoản vay trị giá 25 tỷ USD, Trung Quốc lại ký kết cùng với Brazil một bản hợp đồng tương tự trị giá 10 tỷ USD.
Tập đoàn Sinopec của Trung Quốc hôm qua (20/02) đã tuyên bố sẽ cùng với tập đoàn dầu khí quốc doanh Petroleo Brasileiro SA(PBR) của Brazil ký kết một bản hợp đồng về “đổi dầu lấy các khoản vay”. Theo bản hợp đồng này từ tháng 02/2009 đến tháng 01/2010, Sinopec sẽ nhập khẩu từ 3 triệu tấn đến 5 triệu tấn dầu từ Brazil. Bản hợp đồng này cho thấy chỉ trong vòng một tuần vấn đề về an ninh năng lượng của Trung Quốc đã được thúc đẩy mạnh mẽ.
Tập đoàn Sinopec của Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển và PBR đã cùng đưa ra các bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực dầu thương mại và hỗ trợ tài chính. Theo như bản ghi nhớ này, Trung Quốc sẽ dựa trên nền tảng là sự hợp tác giữa Tập đoàn Sinopec và tập đoàn PBR, nghiên cứu tìm hiểu các mô hình tài chính để hỗ trợ đầu tư vào PRB trong quá trình thăm dò, khai thác và lọc dầu. Bên cạnh đó, các khoản vay chủ yếu sẽ do tập đoàn PRB của Brazil hoàn trả sau khi thu về kim ngạch từ xuất khẩu dầu mỏ sang thị trường Trung Quốc.
Được biết, lượng tiền tài trợ lần này là từ 5-10 tỷ USD. Theo người phát biểu của ban điều hành Tập đoàn PBR, số tiền cho vay được đề cập ở trên chủ yếu là dùng vào công tác thăm dò và khai thác các giếng dầu của Brazil, các khoản vay còn lại sẽ do Tổng thống Brazil trong chuyến viếng thăm Trung Quốc vào tháng 5 tới sẽ được công bố cụ thể.
Theo bản ghi nhớ, hợp tác lần này sẽ là khuôn khổ hợp tác giữa hai Chính phủ, cùng nhau hợp tác dựa trên các nguyên tắc: chính phủ chỉ đạo các hoạt động kinh doanh và lập ra các kế hoạch trước mắt, từng bước mở rộng, đôi bên cũng có lợi, đặc biệt chú trọng hiệu quả. Lượng dầu thô thương mại của PRB và Sinopec từ năm 2008 bình quân là 3 triệu tấn, đến cuối năm 2010 sẽ nâng mức này lên thành 10 triệu tấn đến 12,5 triệu tấn, và hy vọng dài kỳ sẽ là 30 triệu tấn.
Trong hai ngày trước đây, Trung Quốc và Nga cùng nhau ký một bản thỏa thuận về hoán đổi dầu mỏ lấy các khoản vay, Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản vay lần lượt là từ 15 tỷ USD và 10 tỷ USD cho hai công ty của Nga là Công ty dầu mỏ quốc gia Nga (Rosneft) và Công ty đường ống dầu mỏ Nga (Transneft). Đổi lại phía Nga cũng đồng ý cung cấp 300 triệu tấn dầu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2030 cho phía Trung Quốc.
Trong vòng một tuần ký kết hai bản hợp đồng “béo bở” về dầu mỏ, tương lai các chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc sẽ đóng một vai trò tích cực.
Năm 2009, năng lượng sẽ là cốt lõi trong các hạng mục đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Thậm chí có chuyên gia phân tích đánh giá rằng, dầu mỏ sẽ là mục tiêu hàng đầu cho các hạng mục đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, và hiện tại cũng chính là thời cơ cho các chính sách đầu tư về năng lượng của Trung Quốc.
(Vinanet)