Bloomberg đưa tin dẫn các nguồn giấu tên cho hay, Trung Quốc đã bắt đầu thu thập dữ liệu khí thải từ tàu.
Theo báo cáo, mục tiêu đầu tiên của sáng kiến theo dõi khí thải là các chủ sở hữu tàu chở dầu và tàu container ghé các cảng Trung Quốc. Nguồn tin của Bloomberg không nêu rõ tên hãng tàu nào hoặc cảng nào đang thu thập thông tin phát thải.
Báo cáo cũng lưu ý rằng động thái của Trung Quốc được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu đề xuất đưa một số loại tàu nhất định vào quy định theo dõi khí thải của mình. EU đã tiến hành một cuộc tham vấn cộng đồng về đề xuất này, trong đó sẽ yêu cầu chủ hãng tàu phải trả tiền cho lượng khí thải khi họ ghé vào các cảng châu Âu.
Bloomberg đưa tin, nếu Trung Quốc đi theo con đường tương tự, các chủ hãng tàu sẽ phải gánh chịu chi phí cao hơn và thực hiện các biện pháp thích hợp để giảm thiểu tác động của nó đối với hiệu quả tài chính của họ, điều này có thể dẫn đến những thay đổi trong lĩnh vực vận tải hàng hải.
Người phát ngôn của Vitol nói với Bloomberg: “Mọi người sẽ phải tính đến chi phí của các môi trường carbon khác nhau này vào hoạt động kinh tế của tàu, vào các chuyến đi cũng như đối với khách hàng của họ”.
Có thể nói rằng kết quả có nhiều khả năng xảy ra của việc thúc đẩy xử phạt phát thải như vậy là sẽ khiến vận tải hàng hải trở nên đắt đỏ hơn.
“Cho dù Trung Quốc làm điều đó hoàn toàn là để gây áp lực lên IMO vì chúng tôi cần một chế độ phát thải carbon toàn cầu, hay họ có thể tiếp tục việc này để bắt kịp EU, thì họ có cơ sở kinh doanh mạnh mẽ để làm điều đó, ”người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của BRS Shipbrokers, Andrew Wilson, nói với Bloomberg.
Tổ chức Hàng hải Quốc tế là tổ chức tham gia tích cực vào việc thúc đẩy xử phạt phát thải thông qua quy định yêu cầu chủ hãng tàu chuyển từ nhiên liệu dầu mỏ sang các lựa chọn thay thế có hàm lượng carbon thấp hơn để giảm lượng khí thải carbon của họ. Theo dữ liệu của IEA, ngành vận tải biển quốc tế chiếm 2% lượng khí thải CO2 toàn cầu vào năm 2022.
Nguồn tin: xangdau.net