Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản cản trở tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ ở châu Á, nỗ lực cân bằng thị trường

Khi thị trường dầu mỏ thế giới đang tràn ngập bởi nguồn cung thừa quá dồi dào, tăng trưởng tiêu thụ trì trệ của các nhà nhập khẩu dầu thô chủ chốt ở châu Á đang làm cản trở hơn nữa các nỗ lực khôi phục sự cân bằng thị trường.

Dư thừa nhiên liệu ở Trung Quốc, tàn tích từ chiến dịch phi tiền tệ hóa ở Ấn Độ, dân số suy giảm ở Nhật đang kềm hãm tăng trưởng nhu cầu dầu thô ở ba trong số bốn nước mua dầu lớn nhất thế giới.

Ba nước này chiếm tới một phần năm trong số 97 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tiêu thụ dầu toàn cầu, và bất kỳ sự chựng lại trong trong số họ sẽ có nghĩa là tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thấp hơn dự đoán ​​ở châu Á, qua đó làm giảm đi nỗ lực của OPEC để hỗ trợ giá cả .

Michael Corley, giám đốc điều hành của Mercatus Energy Advisors, cho biết: "Chúng tôi thực sự thấy nhu cầu thấp hơn của hơn một vài khách hàng – hàng không, hàng hải, đường bộ, công nghiệp ... Họ thực sự tiêu thụ ít nhiên liệu hơn dự kiến."

Tại Trung Quốc, quốc gia đang cạnh tranh với Mỹ như là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, nhập khẩu tháng 5 vẫn ở gần mức kỷ lục 9 triệu thùng/ngày, tuy nhiên việc cắt giảm các hoạt động lọc dầu sẽ tác động lên nhu cầu dầu thô trong quý thứ ba.

Tại Ấn Độ, nước đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới năm ngoái, nhập khẩu dầu thô đã giảm hơn 4% trong khoảng thời gian giữa tháng 4 và tháng 5 xuống còn khoảng 4,2 triệu thùng/ngày, do ảnh hưởng của chiến dịch phi tiền tệ hóa gần đây lên sức tiêu thụ.

Trong năm tháng đầu năm, nhập khẩu của Ấn Độ đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, sau mức tăng hàng năm là 7,4% trong năm ngoái.

Tại Nhật, nền kinh tế phát triển của châu Á, nhu cầu tiêu thụ dầu đã suy yếu theo cơ cấu trong nhiều năm do dân số đang già và giảm sút cũng như sự gia tăng của ô tô với mức tiêu thụ hiệu quả hơn hoặc sử dụng nhiên liệu thay thế.

Nhật trong tháng 4 nhập khẩu khoảng 3,5 triệu thùng/ngày, giảm so với mức đỉnh điểm là 5,9 triệu thùng/ngày trong năm 2005.

Cùng với nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu thụ trì trệ ở Châu Á đã góp phần giảm 20% giá dầu thô Brent còn khoảng 45 USD/thùng, mức giảm mạnh nhất trong nửa đầu năm kể từ năm 1997.

Theo chỉ số mới nhất về nguồn cung thừa, các nhà buôn cho biết có 5 tàu chở dầu siêu lớn (VLCC) đã được thuê trong những ngày gần đây để tích trữ dầu chưa bán được.

Mỗi chiếc VLCC có thể chứa khoảng 2 triệu thùng dầu, và năm chiếc được thuê để tích trữ bổ sung thêm vào khoảng 25 chiếc siêu tàu đang neo đậu trong vùng biển phía nam của Malaysia.

Trong điều kiện thị trường được gọi là contango, khi giá dầu thô giao ngay rẻ hơn giá giao sau, việc tích trữ dầu cho doanh số bán sau này thường sẽ lại lợi nhuận.

Hiện tại, Brent giao ngay đang rẻ hơn gần 1.50 USD/thùng so với Brent giao vào đầu năm 2018.

Ashok Sharma, giám đốc điều hành của hãng môi giới tàu BRS Baxi tại Singapore cho biết: "Nếu giá dầu giảm hơn nữa, tích trữ trong kho nổi sẽ có thêm lực hút.”

Giá dầu thô giao ngay rẻ bất chấp nỗ lực cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày đã được thực hiện từ tháng 1 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

Những nghi ngờ về việc tuân thủ mục tiêu của OPEC và sản lượng Mỹ tăng cao đã dẫn đến sự hoài nghi khả năng thị trường sẽ sớm cân bằng.

Ngân hàng ANZ cho biết "Sự trượt giá dầu vẫn tiếp tục diễn ra ... vì các thị trường vẫn hoài nghi về khả năng cân bằng nguồn cung của OPEC.”

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM