Quyết định chấm dứt thỏa thuận hạt nhân với Iran là một tin xấu đối với các nhà nhập khẩu dầu thô, tin tốt cho các nhà xuất khẩu và những tin tức phức tạp cho những ai có mối quan hệ gắn bó hơn với Tehran. Nó đưa thêm một yếu tố không chắc chắn vào một thị trường vốn đã khó hiểu về vấn đề Venezuela, OPEC, các cuộc chiến tranh thương mại và lãi suất.
Vào ngày 7 tháng 8, vòng trừng phạt đầu tiên của Mỹ đã quay trở lại, nhằm ngăn chặn việc Iran tiếp cận với đồng đô la và kim loại quý. Các lệnh trừng phạt liên quan đến dầu sẽ có hiệu lực vào ngày 4 tháng 11, nhưng nhiều khách hàng của Iran đã bắt đầu cắt giảm mua hàng.
Vào tháng 6, một quan chức của Bộ Ngoại giao đã gia tăng mục tiêu thúc đẩy để xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức số không trước ngày 4 tháng 11, với "khuynh hướng" không cấp quyền miễn trừ cho kỳ quốc gia nào, ngoại trừ trong những trường hợp rất đặc biệt. Các tuyên bố trước đó đã đề xuất quyền miễn trừ sẽ được cấp cho các nước giảm đáng kể mua hàng, như họ đã nhận được trong lần trừng phạt trước dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama.
Tuy nhiên, đánh giá nội bộ của chính quyền được Bloomberg đưa ra cho thấy kim ngạch xuất khẩu bình quân của Iran là 2,1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong năm qua sẽ không được cắt giảm hoàn toàn nhưng chỉ giảm 0,7-1 triệu thùng một ngày. Nước này đã bán thêm 0,3 triệu thùng một ngày sản phẩm dầu ngưng condensate (dầu siêu nhẹ, một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất khí tự nhiên) không nằm trong mục tiêu của các biện pháp trừng phạt dưới thời của Obama nhắm nhưng sẽ bị cấm trong lần này.
Nếu thiếu hụt này là tin xấu đối với chính sách “áp lực tối đa” lên Tehran, nó có thể không phải là tin xấu đối với chính quyền của Tổng thống Donald J. Trump. Với các cuộc bầu cử quốc hội quan trọng vào ngày 6/11, một sự tự tăng vọt trong giá dầu sẽ là tin tốt cho các báng sản xuất dầu mỏ như Texas, Oklahoma, North Dakota, và Alaska, nhưng là tin xấu cho người lái xe của Mỹ.
Hiện tại, các chính sách nhìn thấy được bao gồm thị trường dầu chỉ là một số tweet đe dọa OPEC; cam kết hợp tác với Saudi Arabia và các đồng minh OPEC của nước này về việc thúc đẩy sản lượng; tránh các biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Venezuela có thể làm sụp đổ toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ của quốc gia Nam Mỹ đó; và dự tính sử dụng Kho Dự trữ Dầu khí Chiến lược của Mỹ, chỉ là một sự điều chỉnh trong ngắn hạn. ‘Chính sách “Thống trị năng lượng’ quan trọng của Mỹ hiện đang bị trì hoãn do thiếu đường ống dẫn dầu ra khỏi lưu vực Permian Basin ở miền tây Texas, và bản chất nhẹ của dầu thô này, không phù hợp để thay thế dầu vừa và dầu nặng từ Iran (và Venezuela).
Tuy nhiên, xuất khẩu dầu của Iran đã bắt đầu giảm khi người mua tự tìm kiếm các lựa chọn thay thế hoặc gặp khó khăn thực tế với việc thanh toán và bảo đảm các lô hàng.
Nhập khẩu Dầu thô và Condensate từ Iran (đ/v: nghìn thùng một ngày)
Quốc gia | Tháng 4/2018 | Tháng 7/2018 |
Trung Quốc | 733 | 839 |
Ấn Độ | 655 | 787 |
Hàn Quốc | 266 | 0 |
Nhật Bản | 156 | 183 |
Đài Loan | 67 | 0 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 233 | 129 |
EU | 544 | 322 |
Các nước khác | 166 | 129 |
Tổng cộng | 2,820 | 2,389 |
Nguồn: Bloomberg
Về phía nhập khẩu, những người tham gia chính là Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, các đồng minh Đông Á của Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan) và Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ khi hành động hợp tác OPEC-Nga đã đẩy giá dầu tăng mạnh kể từ tháng 9/2017, không ai trong số họ quan tâm đến các hóa đơn nhiên liệu cao hơn. Theo những cách khác nhau, vì thuế quan và lãi suất cao hơn, Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc có những lo ngại lớn hơn về tính dễ bị tổn thương của họ đối với sự thống trị tài chính và năng lượng của Mỹ.
EU đã giới thiệu lại “đạo luật ngăn chặn” năm 1996 của mình, cấm việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ. Nhưng không phải EU hay các chính phủ cá nhân nhóm nhập khẩu dầu Iran – mà các công ty, những các nhân không thể bị ra lệnh có hàng động chống lại lợi ích thương mại của họ. Ngay cả các công ty quan tâm đến việc mua dầu Iran phải có khả năng tài chính và bảo đảm nó, và các ngân hàng bị dị ứng với các giao dịch Iran ngay cả trước khi chính quyền Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân. Quy chế ngăn chặn có thể là một điểm quan trọng trong đám phán nhưng sẽ phải được bảo trợ với quyền lực cứng rắn hơn nhiều nếu EU cứu nhập khẩu dầu của Iran và thỏa thuận.
Trung Quốc là chìa khóa để duy trì một số xuất khẩu của Iran. Hệ thống nhà nước của nó cho phép nó cách ly một số công ty dầu và ngân hàng. Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn với Iran, cho phép họ trao đổi hàng hóa lấy dầu để tránh các giao dịch tiền tệ, và vào tháng 4 họ đã đưa ra hợp đồng dầu thô Thượng Hải, bằng đồng nhân dân tệ, cho phép giao dịch hợp đồng tương lai và bảo hiểm cho dầu giao tại Trung Quốc bằng chính đồng tiền riêng. Hiện tại, Trung Quốc đã chọn loại trừ dầu thô của Mỹ khỏi trả đũa thuế quan của mình, nhưng nước này cần phải giữ nguyên lựa chọn này trong một cuộc chiến thương mại leo thang; điều này khiến cho Trung Quốc cần thiết hơn nữa tiếp tục mua dầu của Iran. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng sẽ không cắt giảm nhập khẩu từ Iran, nhưng cũng sẽ không mua thêm, nhưng điều này có khả năng chứng minh là ngoại giao an toàn.
Ngược lại, Ấn Độ có cả hai công ty dầu mỏ quốc doanh và tư nhân khổng lồ, và thâm hụt song phương lớn với Iran, hạn chế việc sử dụng các giao dịch đổi hàng. Về mặt chính trị, nước này đã phản đối việc áp đặt các biện pháp trừng phạt của Mỹ, nhưng những khó khăn thực tế về vận chuyển, bảo hiểm và tài chính sẽ cản trở nhập khẩu đáng kể, đòi hỏi cách giải quyết mà Mỹ có thể sẽ cố chặn. Ấn Độ đang hy vọng giảm 50% nhập khẩu sẽ đủ để giành được một sự miễn trừ của Mỹ cho phần còn lại. Nhưng điều này sẽ đặt ra câu hỏi về việc các chính phủ thân thiện với Mỹ nào sau đó sẽ cảm thấy quyền hưởng các sự miễn trừ tương tự.
Các quốc gia Đông Á đồng minh của Mỹ, theo truyền thống thận trọng và được tiếp xúc về các vấn đề bao gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và thương mại, ít linh hoạt trong việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Các công ty Nhật Bản đã yêu cầu chính phủ của họ đề nghị quyền miễn trừ, nhưng Mỹ dường như có lập trường cứng rắn. Nhập khẩu của Hàn Quốc và Đài Loan từ Iran đã giảm xuống còn 0 vào tháng 7; Nhật Bản là do đó cũng có khả năng giảm hoàn toàn vào tháng 11.
Thổ Nhĩ Kỳ, người mua chính dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Iran trong suốt giai đoạn trừng phạt lần trước và hiện nay, đang đối đầu với Mỹ về các vấn đề khác nhau bao gồm Syria, giam giữ một số công dân Mỹ và thuế quan đối với nhôm và thép. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cố gắng để thách thức các biện pháp trừng phạt, khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng tài chính của nước này có thể hạn chế khả năng hành động tự do của Ankara.
Ngược lại, các nước xuất khẩu dầu láng giềng của Iran sẽ hưởng lợi từ các biện pháp trừng phạt, trong hình dạng của giá cao hơn và thị phần. Tại cuộc họp OPEC hồi tháng 6, Iran đã bị đánh bại một cách khôn khéo, buộc phải chấp nhận tăng sản xuất để tránh việc sụp đổ hoàn toàn thỏa thuận giới hạn nguồn cung. Saudi Arabia, UAE, Kuwait và Iraq đã tăng sản lượng thêm 0,65 triệu thùng/ngày từ tháng 5 đến tháng 7. Về nguyên tắc, họ có đủ năng lực dự phòng để thay thế hoàn toàn cho các nhà xuất khẩu Iran, mặc dù điều này sẽ để lại một mức độ an toàn rất thấp cho bất kỳ sự kiện bất ngờ nào khác.
Điều kỳ lạ nhất là tiểu vương quốc Dubai của UAE, nhập khẩu dầu ngưng Iran (dầu siêu nhẹ) cho nhà máy lọc dầu Jebel Ali. Tiểu vương quốc này không thể thay thế dầu này bằng dầu ngưng Qatar do lệnh cấm vận đang diễn ra tại Doha, và thay vào đó đã tìm kiếm khu vực xa hơn, tới Mỹ, Algeria, và Guinea Xích đạo, và có lẽ là Nga và Australia.
Quan điểm của Nga không rõ ràng. Là nước xuất khẩu dầu và khí tự nhiên lớn nhất thế giới, nước này được hưởng lợi từ giá cao hơn cũng như việc loại bỏ một đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, với tư cách là một mục tiêu, Nga không muốn nhìn thấy sức mạnh của các lệnh trừng phạt của Mỹ được tăng cường, cũng như không muốn phải đồng minh Trung Đông hàng đầu của mình suy yếu quá nhiều. Mặc dù có đề cập đến các thỏa thuận về dầu - hàng hóa - cho phép Iran tránh các biện pháp trừng phạt bằng cách hoán đổi dầu thô cho ngũ cốc, máy móc, hoặc các sản phẩm khác của Nga - những điều này không thực tế về mặt vận chuyển với số lượng lớn.
Trừ khi những lệnh trừng phạt này dẫn đến một thỏa thuận sửa đổi cho phép Trump tuyên bố chiến thắng, có lẽ là qua trung gian của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nước Iran-Mỹ có thể sẽ tham gia vào một trò chơi mèo và chuột kéo dài. Sự tồn tại của kinh tế Iran sẽ phụ thuộc vào khả năng tìm ra các lỗ hổng và chiến thuật né tránh để đưa dầu thô cho những người mua sẵn sàng, như đã làm trong thời kỳ Obama thông qua giao dịch đổi hàng, giảm giá, sử dụng hạm đội tàu chở dầu riêng, thay đổi nguồn gốc hàng hóa và các chiến thuật khác. Trong khi đó, nhiều sự kiện thương mại, năng lượng, kinh tế và địa chính trị có thể thay đổi hoàn toàn các quy tắc này.
Nguồn: xangdau.net