Các nhà phân tích cảnh báo rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ gặp khó ngăn trong việc ngăn chặn Iran bán dầu, một cách chứng tỏ sức ép đối với Mỹ, nếu ông quyết định tái áp đặp các lệnh trừng phạt lên Tehran.
Các đánh giá này xuất hiện sau khi Trump thông báo kế hoạch thắt chặt hơn các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, với Tehran giới hạn chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy các biện pháp trừng phạt được gỡ bỏ. Trump cho biết ông sẽ hủy bỏ hiệp ước và khôi phục lại các biện pháp trừng phạt nếu ông không thể đạt được một giải pháp với Quốc hội và các đồng minh Mỹ để giải quyết các vấn đề của ông với hiệp ước này.
Các nhà phân tích nói rằng các nước đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sẽ cắt giảm các thu mua dầu mỏ từ Iran nếu Trump phục hồi lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ, những người mua ở châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ chống lại. Nếu các biện pháp trừng phạt không ngăn cản các công ty nước ngoài kinh doanh với Iran, nó sẽ không đủ khả năng gây áp lực hơn nữa để đưa Iran trở lại bàn đàm phán.
Một quy mô trừng phạt toàn diện do Bộ Tài chính Mỹ tạo ra đã có một ảnh hưởng tàn phá nặng nề lên nền kinh tế của Iran và làm cắt giảm 1 triệu thùng mỗi ngày trong sản lượng dầu của nước này cho đến năm 2015. Nỗ lực này bắt đầu dưới thời Tổng thống George W. Bush và được tăng cường dưới thời tổng thống Barack Obama.
Cả hai vị tổng thống đều sắp đặt cho sự hỗ trợ của quốc tế cho các biện pháp trừng phạt xung quanh các nỗ lực bí mật của Iran nhằm phát triển vũ khí hạt nhân. Năm nước đàm phán thỏa thuận này cùng với Mỹ - Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh - tất cả đều nói rằng thỏa thuận này ngăn Iran chế tạo vũ khí và nên duy trì liên tục.
Tuy nhiên, các công ty châu Âu, mua khoảng 25% dầu của Iran, có thể ngừng thu mua vì sợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Goldman Sachs nói trong một báo cáo nghiên cứu hôm thứ Ba. Tuy nhiên, ngân hàng tỏ ra không chắc với cách người mua ở Châu Á sẽ phản ứng như thế nào.
Goldman Sachs cho biết: "Chúng tôi tin rằng chìa khóa cho thị trường dầu mỏ toàn cầu là liệu những dòng chảy này có bị cắt giảm hay không chứ không phải chỉ đơn giản là chuyển hướng sang châu Á với tác động của các biện pháp trừng phạt có thể có của Mỹ lên bảo hiểm quốc tế và vận chuyển cho kết quả này.” Chính quyền Obama đã mở rộng các biện pháp trừng phạt để bao gồm các công ty bảo hiểm và các hãng tàu cung cấp dịch vụ cho ngành năng lượng của Iran.
Goldman nói rằng các biện pháp trừng phạt ban đầu sẽ tác động lên hàng nghìn thùng mỗi ngày trong xuất khẩu của Iran, nhưng xuất khẩu khó có thể giảm xuống mức trước thỏa thuận nếu không có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế..
Đánh giá của công ty tư vấn rủi ra Eurasia Group cũng tương tự như vậy. Nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận, Liên minh Châu Âu có thể sẽ cố gắng ngăn cản các công ty châu Âu tuân thủ các biện pháp trừng phạt mới. Tuy nhiên, các công ty châu Âu vẫn có thể sẽ rút khỏi Iran.
"Các nhà nhập khẩu dầu ở châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sẽ quyết định không mua dầu của Iran. Nhưng rất ít khả năng Trung Quốc hoặc Ấn Độ sẽ chấp nhận một yêu cầu giảm đáng kể, hoặc ngừng nhập khẩu của Mỹ," Cliff Kupchan, chủ tịch Eurasia, đã viết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Sáu tuần trước.
Trong kịch bản này, Eurasia ước tính rằng Iran có thể giới hạn thiệt hại còn khoảng 300.000 thùng nếu nước này đưa ra những mức chiết khấu đáng kể cho Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguồn: xangdau.net/CNBC