Nhu cầu dầu tiếp tục giảm, điều này có thể dẫn đến dư thừa nguồn cung trong nửa cuối năm nay.
Trong báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn mới nhất, EIA đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu xuống chỉ còn 1,1 triệu thùng mỗi ngày cho năm nay, giảm từ mức 1,2 triệu thùng mỗi ngày mà cơ quan này đã dự báo vào tháng trước và từ 1,4 triệu thùng mỗi ngày vào tháng Năm.
Triển vọng nhu cầu ngày càng suy yếu có thể làm đảo lộn sự cân bằng toàn cầu. Vào tháng 6, EIA đã nghĩ rằng tồn kho toàn cầu sẽ giảm khá đáng kể 0,3 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019, khi OPEC + cắt giảm và tiêu thụ mạnh vẫn làm thắt chặt thị trường dầu mỏ.
Sự khác biệt nào diễn ra trong một tháng. Bức tranh kinh tế u ám hiện nay đồng nghĩa với tồn kho thực sự có thể tăng 0,1 triệu thùng/ngày, cơ quan này cho biết trong báo cáo mới nhất của mình. Nói cách khác, ngay cả khi có cắt giảm OPEC +, thị trường dầu có thể vẫn trong tình trạng dư thừa trong năm nay và năm tới.
IEA và OPEC sẽ công bố báo cáo thị trường dầu hàng tháng của họ vào cuối tuần này, cả hai đều có thể chứa một số điều chỉnh giảm về nhu cầu. “Trong khi IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2019 xuống 120 ngàn thùng/ngày còn 1,18 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 6, cơ quan này đã tăng dự báo tăng trưởng cho nửa cuối năm 2019 thêm 130 ngàn thùng/ngày lên 1,64 triệu thùng/ngày, Standard Chartered viết trong một báo cáo gần đây. “Chúng ta sẽ nhìn thấy dự báo đó được thu hẹp lại trong những tháng tới”.
Các nhà dự báo năng lượng hàng đầu cũng có thể là quá lạc quan một chút về số liệu năm 2020. “IEA dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu của Mỹ sẽ tăng lên 350 ngàn thùng/ngày vào năm 2020 từ 180 ngàn thùng/ngày của năm 2019; chúng tôi nghĩ rằng điều này đi ngược với xu hướng của hầu hết các dự báo cho nền kinh tế Mỹ”, theo Standard Chartered.
Nhưng, phía cung của phương trình cũng có xu hướng giảm. Chỉ tính riêng sự tăng trưởng sản xuất dầu của Mỹ cũng đã vượt sự gia tăng của tổng mức tiêu thụ trên toàn thế giới. Trong khi thế giới sẽ tiêu thụ thêm 1,1 triệu thùng/ngày trong năm nay, thì Hoa Kỳ có thể tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày, với phần lớn sự tăng trưởng đến từ Permian. Texas và New Mexico sẽ bổ sung nhiều thùng dầu hơn vào thị trường toàn cầu so với mức mà các nước tiêu thụ trên thế giới có thể xử lý.
Đó là một kỳ tích ấn tượng đối với các công ty khoan đá phiến, nhưng như đã được ghi chép tường tận trong những tháng và năm gần đây, sản xuất kỷ lục không nhất thiết là tăng thêm lợi nhuận cho ngành này.
Quả thực, bất chấp những dự báo cao ngất cho tăng trưởng đá phiến bởi EIA, ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với áp lực tài chính với giá dầu ở mức hiện tại. Số lượng giàn khoan tiếp tục giảm. Standard Chartered lưu ý rằng đã có một sự sụt giảm rõ rệt trong hoạt động khoan ở Oklahoma, nơi các công ty đang ngày càng vỡ mộng với lưu vực SCOOP và STACK. Các lưu vực đá phiến này đã từng được coi như “Permian tiếp theo”, nhưng kết quả khoan đã tỏ ra đáng thất vọng. Các lớp đá hóa ra phức tạp hơn so với suy nghĩ trước đây, sản lượng ít hơn mong đợi, và kết quả là, lợi nhuận rất thấp.
“Số giàn khoan sụt giảm so với năm trước của Oklahoma là 41 giàn (31,1%), cùng với 54 giàn khoan giảm ở Texas (11,1%) nhiều hơn so với toàn bộ 75 giàn khoan trong tổng số giàn khoan dầu của Mỹ”, Standard Chartered chỉ ra.
Chất xúc tác trong ngắn hạn tiếp theo cho thị trường dầu mỏ sẽ là quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Bằng chứng về sự suy giảm kinh tế được dự báo rộng rãi sẽ dẫn đến việc cắt giảm lãi suất, mặc dù ngân hàng trung ương sẽ bỏ những đợt tăng lãi suất gần đây như thế nào thì vẫn chưa rõ. Vào thứ Tư và thứ Năm, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ điều trần trước Quốc hội, việc này có thể sẽ cung cấp thêm manh mối về các kế hoạch của ngân hàng.
Việc cắt giảm lãi suất có thể tạo ra một cú hích đối với giá dầu thô, bởi vì lãi suất thấp hơn có khả năng kéo dài sự mở rộng kinh tế và bởi vì lãi suất thấp hơn có xu hướng kéo đồng đô la xuống, điều này sẽ khiến dầu thô có giá cả phải chăng hơn đối với nhiều người trên toàn cầu. Tuy nhiên, như tất cả những gì đã nói, việc cắt giảm lãi suất đã phần nào được định vào giá dầu, điều này sẽ làm giảm tác động khi Fed thực sự tuyên bố động thái này.
Một điều không chắc chắn là báo cáo việc làm tốt mới đây làm suy yếu cơ sở lý luận cho việc cắt giảm lãi suất. Đồng đô la đã lấy được sức mạnh sau khi chính phủ Hoa Kỳ báo cáo tăng trưởng việc làm mạnh mẽ bất ngờ vào tháng 6, cho thấy các thương nhân bắt đầu định giá trong việc cắt giảm lãi suất nhỏ hơn. “Trong bức tranh lớn hơn, giá dầu bị kẹt giữa tác động tích cực của việc đình chiến thương mại và cắt giảm OPEC+, với tác động tiêu cực của đồng đô la cao hơn và dữ liệu kinh tế vĩ mô toàn cầu yếu hơn”, Jens Naensig Pedersen, nhà phân tích cao cấp tại Danske Bank A / S, nói với Bloomberg.
Nguồn tin: xangdau.net