Dầu thô Brent đã phục hồi nhẹ vào thứ Tư, với việc giá dầu cố gắng tránh giảm xuống dưới mốc tâm lý 40 USD. Nhưng các rào cản vẫn đe dọa đẩy mặt hàng này xuống thấp hơn trong ngắn hạn.
Nhưng với số ca nhiễm coronavirus gia tăng đe dọa chính phủ các nước áp dụng các biện pháp hạn chế thắt chặt hơn để hạn chế sự lây lan của virus, giá dầu sẽ đối mặt với áp lực đáng kể trong thời gian tới, điều này có thể khiến xu hướng dầu đi xuống.
Cắt giảm sản lượng của OPEC + cần thiết để ổn định giá dầu
Mặc dù giá dầu đã tăng trở lại, nhưng vô số các lực cản kinh tế vĩ mô đang gây áp lực giảm đáng kể lên dầu, nên việc cắt giảm sản lượng của OPEC + là điều cần thiết để giúp ổn định thị trường.
Tuy nhiên, có những lo ngại xác đáng về việc các thành viên OPEC + tuân thủ cắt giảm sản lượng cùng với nguồn cung gia tăng từ các quốc gia sản xuất dầu trong tháng 8 đã góp phần vào sự sụt giảm giá dầu gần đây.
Nhiều nhà phân tích đã dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 45 USD/thùng trong suốt năm 2020, mức giá đó sẽ tăng lên trung bình 50 USD vào năm 2021.
Nhưng với việc các nền kinh tế toàn cầu đang chật vật để mở cửa trở lại trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thị trường mất nhiều thời gian phục hồi hơn dự kiến, giá dầu đã bắt đầu giảm, gây thêm áp lực lên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.
Dữ liệu EIA tích cực không đủ để hỗ trợ tâm lý
Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã báo cáo dữ liệu tích cực về dầu, cho thấy nguồn cung dầu của Mỹ sụt giảm, với lượng tồn kho giảm 9,4 triệu thùng xuống còn 498,4 triệu thùng.
EIA cho biết trong báo cáo tiếp thị hàng tháng của mình: "Sau sự gia tăng được nhìn thấy hồitháng 5, giá dầu thô trung bình hàng tháng tiếp tục tăng trong tháng 6". Giá trung bình mua dầu thô trong nước lần đầu tăng 15,44 USD (85,4%) lên 33,53 USD/thùng."
Tuy nhiên, ngay cả dữ liệu nguồn cung tích cực của Mỹ cũng không đủ để hỗ trợ giá dầu khỏi sự suy giảm trong thời gian tới khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về tình trạng dư cung và nhu cầu suy yếu hơn nữa trong bối cảnh bùng phát Covid-19.
Công ty đầu tư lớn bán hạ giá cổ phiếu Big Oil vì chính sách khí hậu
Công ty bảo hiểm nhân thọ Na Uy Storebrand ASA đã thoái vốn khỏi hai ông lớn dầu khí Exxon Mobil và Chevron của Mỹ sau khi nâng cấp chính sách khí hậu của họ, khi hãng dịch vụ tài chính này muốn chấm dứt việc đầu tư vào than đá và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Việc thắt chặt chính sách khí hậu của Storebrand sẽ cùng với các công ty trên toàn thế giới góp phần làm giảm lượng khí thải và điều chỉnh các hoạt động để giúp ích cho môi trường.
Jan Erik Saugestad, phó chủ tịch điều hành tại Storebrand, “Chúng tôi đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp đầu tư bền vững hàng đầu. Rủi ro khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà thế giới và các nhà đầu tư phải đối mặt."
Ông nói thêm: “Do đó, các nhà đầu tư phải chuyển một lượng lớn vốn sang các công ty cung cấp giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu - và tránh xa các công ty không coi trọng rủi ro khí hậu”.
Nguồn tin: xangdau.net/ IG