Kịch bản giá cao của EIA dự báo là 225 USD vào năm 2040
Trung Đông, Nga, Mỹ sẽ chi phối nguồn cung dầu thô
EIA cho rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đạt mức trung bình 110-117 triệu thùng một ngày vào năm 2040
Sản lượng dầu của Mỹ đạt 13,4 triệu thùng một ngày vào năm 2022 trong trường hợp giá cao
Mặc dù triển vọng lâu dài đối với giá dầu gần như luôn luôn không chính xác, nó vẫn đóng một vai trò quan trọng như là cơ sở để thảo luận giữa ngành công nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và người tiêu thụ về những gì trong tương lai sẽ diễn ra. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) gần đây đã đưa ra dự báo về thị trường dầu quốc tế trong ba thập kỷ tới, cung cấp ba kịch bản hoàn toàn khác nhau. Trường hợp tham khảo cho thấy giá dầu có xu hướng tăng lên khoảng 110 USD mỗi thùng vào năm 2040, trong khi kịch bản giá cao có mức giao dịch trên 225 USD vào năm 2040. Triển vọng giá thấp trong khi đó ước tính rằng thị trường sẽ vẫn dưới 50 USD trong một thời gian dài. Với các kịch bản quá khác biệt này, EIA đã không cho thấy được sự rõ ràng về lâu dài. Tuy nhiên, đường xiên của giá (ví dụ: dưới 50 so với 225) hàm ý rằng các rủi ro có xu hướng tăng.
Trường hợp giá cao của EIA dựa trên tăng trưởng kinh tế toàn cầu hàng năm cao hơn mong đợi là 3,1%, một triển vọng thực tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng 3,5% trong năm nay, và 3,6% vào năm 2018. Mặc dù dầu sẽ vượt quá 200 USD/thùng theo kịch bản giá cao, EIA dự báo nó sẽ không làm giới hạn tăng trưởng tiêu thụ. Theo kịch bản giá cao EIA, tiêu thụ dầu thế giới tại mức 110 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2040, chỉ thấp hơn 2,9 triệu thùng một ngày so với trường hợp tham chiếu.
Sự tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ xảy ra trong bối cảnh giá cao hơn phản ánh tính khó thích nghi của nhu cầu tiêu thụ dầu, và củng cố khả năng áp lực tăng lên thị trường dầu trong những thập kỷ tới. Mặc dù các loại xe chạy bằng nhiên liệu thay thế đang được sử dụng, dầu mỏ vẫn chiếm ưu thế, chiếm 88% ngành vận tải trên toàn cầu vào năm 2040. Các nền kinh tế mới nổi, tiếp tục những xu hướng hiện tại của họ, sẽ cần thêm dầu khi nền kinh tế của họ tiếp tục phát triển. Ở các nước không thuộc OECD, nhu cầu về dầu mỏ sẽ tăng 1,3% mỗi năm, tương đương 18 triệu thùng, mặc dù giá dầu cao hơn, trong khi OECD thu hẹp khoảng 4 triệu thùng mỗi ngày trong vòng hai và một nữa thập kỷ tới là kết quả của việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu (xem hình vẽ dưới đây).
http://energyfuse.org/wp-content/uploads/2017/09/EIAdemandforecasts-1024x522.png
Mặc dù kịch bản giá cao của EIA dựa trên tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng nó không tính đến những hạn chế về cung. Một số sự phát triển nguồn cung cũng có nguy cơ đẩy giá lên cao hơn trong dài hạn. Chính sách của OPEC, sự gián đoạn cung bất ngờ, tham nhũng và quản lý yếu kém của các nước sản xuất, các hạn chế về địa chất, quyết định đầu tư của doanh nghiệp và công suất dự phòng ít ỏi. Đối mặt với sự thiếu đầu tư trong thời kỳ suy thoái của giá cả hiện tại, thị trường dầu lửa cũng có nguy cơ nhìn thấy cung thiếu hụt và giá tăng vọt trong trung hạn. Neil Atkinson của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết: "Vẫn chưa có dấu hiệu đầu tư bắt đầu quay trở lại, và điều đó làm tăng nguy cơ thắt chặt thị trường trong 5 năm tới và nguy cơ ổn định của giá dầu. Có ít nhất một khả năng trở lại tình hình mà chúng ta đã có 10 năm trước, khi giá dầu đã rất, rất cao vào thời điểm nhu cầu đang tăng lên. "
Cung tăng trưởng không chắc chắn như định hướng giá
Một tín hiệu hy vọng trong kịch bản giá cao: Mỹ và nguồn cung ngoài OPEC sẽ tăng trưởng mạnh hơn và chiếm thêm thị phần. Môi trường giá mạnh hơn kích thích việc sản xuất chi phí cao hơn ngoài OPEC. Trong trường hợp này, các nước không thuộc OPEC cung cấp khoảng 60% nhu cầu của thế giới. Tuy nhiên, trong trường hợp giá thấp, OPEC có thị phần lớn hơn nhiều. OPEC dự kiến sẽ duy trì chiến lược chiếm thị phần trong thời kỳ suy thoái giá", EIA cho biết. Thị phần của OPEC tăng lên 56% khi các nước Trung Đông sản xuất 41 triệu thùng một ngày, tăng từ mức khoảng 27 triệu thùng một ngày hiện nay. Nga cũng dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn với giá dầu thấp hơn, tăng từ mức 11 triệu thùng/ngày lên 12,6 triệu thùng vào năm 2040. Ngược lại, sản lượng dầu thô Mỹ đạt 13,4 triệu thùng vào năm 2022 trong trường hợp giá cao, trước khi giảm xuống từ năm 2040. Tuy nhiên, trong trường hợp tham khảo, tăng trưởng này là khiêm tốn. Cung dầu thô của Mỹ đạt đỉnh điểm 10,5 triệu thùng/ngày vào năm 2026 và đi ngang ở mức đó cho đến đầu những năm 2030.
Ước tính nguồn cung cấp EIA sẽ dĩ nhiên là không chính xác. Các dự báo dài hạn của EIA được dựa trên các chính sách hiện tại và các công nghệ hiện có. Các lý do không lường trước được cho xu hướng nguồn cung dầu dài hạn bao gồm nhưng không giới hạn trong chính sách môi trường, sự cải tiến trong khai thác và giao thông vận tải, xung đột quốc tế và chính sách của OPEC. Tất cả các biến số khác nhau này làm tăng thêm sự không chắc chắn trong tương lai của thị trường dầu mỏ và làm cho dự báo trở nên khó khăn hơn. Theo ước tính của EIA năm 2008, cơ quan này cho biết dầu mỏ đá phiến sẽ tăng lên trên toàn cầu khoảng 60.000 thùng mỗi ngày đến năm 2030. Tại Mỹ, sản lượng từ đá phiến sét hiện đang đạt tới 6 triệu thùng/ngày, làm nổi bật mức dự báo sai lạc trong quá khứ.
Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế, dự báo của cơ quan này cung cấp một cảnh báo chống lại sự mãn nguyện. Hiện tại, rủi ro của thị trường dầu mỏ bị che dấu bởi giá thấp. Trong những năm tới, động lực sẽ thay đổi và rủi ro sẽ được khuếch đại. Ngày mai của thị trường dầu nhiều khả năng sẽ trông rất khác so với ngày hôm nay.
Nguồn: xangdau.net